Tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho giáo viên khuyết tật tiêu biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 15-4, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đại diện lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng cho giáo viên khuyết tật tiêu biểu tại hai tỉnh Bắc Kạn và Thanh Hóa.

Cụ thể, nhằm ghi nhận và biểu dương tinh thần nghị lực, vượt qua những trở ngại, khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, cống hiến cho ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã quyết định tặng bằng khen “Là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục” cho 2 giáo viên khuyết tật tiêu biểu. Đó là cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn và thầy giáo Đào Thanh Hương, giáo viên Trường THCS Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đây cũng là hoạt động ý nghĩa của Bộ GD-ĐT nhân dịp kỷ niệm 26 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18-4-1998 – 18-4-2024).

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm.
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm.

Sinh năm 1985, cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm có hơn 12 năm tham gia công tác tại xã đặc biệt khó khăn Cao Sơn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Năm 2021, cô Thanh Tâm được chuyển về công tác tại Trường Tiểu học và THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông. Ngày 31-3-2021, khi đang trên đường đi làm về, không may cô gặp tai nạn giao thông và mất đi cả 2 chân.

Dù cuộc sống không dễ dàng sau khi gặp biến cố nhưng bằng ý chí, nghị lực của bản thân, đối đầu với những thách thức trong cuộc sống, vượt qua mọi mặc cảm, tự ti, cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm đã nỗ lực vươn lên khẳng định bản thân mình. Từ năm 2017 đến nay, cô luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cùng nhiều thành tích khác trong quá trình công tác, giảng dạy và rèn luyện.

Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Lê Thị Mai Oanh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương.
Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Lê Thị Mai Oanh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Lê Thị Mai Oanh đã đến trao bằng khen của bộ trưởng cho thầy giáo Đào Thanh Hương, Trường Trung học cơ sở Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Thầy giáo Đào Thanh Hương sinh năm 1976, hiện là giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trường Trung học cơ sở Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Di chứng chất độc da cam khiến thầy Hương bị khuyết đôi bàn chân và một phần cánh tay trái. Thế nhưng, thầy Hương đã không ngừng nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, chinh phục ước mơ trở thành thầy giáo và hạnh phúc với tổ ấm nhỏ của chính mình.

Trong suốt 26 năm công tác trên giảng đường, không chỉ là người thầy giỏi, tận tâm với nghề, thầy Hương cùng vợ còn lập quỹ khuyến học để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng nhân tài trên quê hương Đa Lộc.

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.