Tại sao có những người trông rất khỏe mạnh vẫn bị đột quỵ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn có từng bị sốc khi nghe về một người quen vốn rất khỏe mạnh, tích cực tập thể dục hằng ngày, lại ra đi vì cơn đau tim bất ngờ ở tuổi 40 hoặc thậm chí trẻ hơn?
Điều này khiến nhiều người hoang mang, đặt câu hỏi đâu là nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất: Tắt nghẽn âm thầm trong động mạch
Nhiều người trông khỏe mạnh nhưng có thể đã bị một số tắc nghẽn trong động mạch trong thời gian dài mà không biết - có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột, tiến sĩ Rishi Gupta, bác sĩ có 23 năm kinh nghiệm về bệnh tim mạch, tại Viện Khoa học Y tế Châu Á ở Ấn độ, cho biết.

Nhiều người trông khỏe mạnh nhưng có thể đã bị một số tắc nghẽn trong động mạch trong thời gian dài mà không biết. Ảnh: Shutterstock
Nhiều người trông khỏe mạnh nhưng có thể đã bị một số tắc nghẽn trong động mạch trong thời gian dài mà không biết. Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ Ashok Seth, Chủ tịch Viện Tim Fortis Escorts, New Delhi (Ấn Độ), cho biết: “Cứ 10 trường hợp ngừng tim thì có 8 trường hợp là do tắc nghẽn trong tim, chỉ 20% có thể do lý do khác", theo Live Mint.
Nguyên nhân ngừng tim có thể do cục máu đông trong phổi làm ngừng cung cấp oxy cho tim, xuất huyết đột ngột trong não - dẫn đến tim ngừng hoạt động, nhiễm virus dẫn đến bệnh cơ tim, hoặc ngay cả dị tật tim bẩm sinh mà không được phát hiện.
Tiến sĩ Seth cho biết, sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện ra bệnh về tim. Cứ 4 người thì có một người, bị tắc nghẽn đến 70% trở lên - không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ có cảm giác mơ hồ như mệt mỏi, theo Live Mint.
Cần lưu ý điều gì?
Các triệu chứng cần lưu ý là khó thở, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, sưng phù, ho dai dẳng hoặc thở khò khè, chán ăn, buồn nôn, lú lẫn, không thể suy nghĩ và tăng nhịp tim, tiến sĩ Gupta cho biết, theo Live Mint.
Tất cả mọi người trên 35 tuổi nên khám tim hằng năm, đặc biệt là người có tiền sử gia đình bệnh tim, người thừa cân, tiểu đường, nghiện thuốc lá và kể cả người tập thể dục cường độ cao.
Bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị để tổn thương không tiến triển và có thể ngăn ngừa cơn đau tim.
Nguyên nhân thứ hai: Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá mức cũng có thể nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock
Tập thể dục quá mức cũng có thể nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ Seth nói rằng tập thể dục quá mức cũng có thể nguy hiểm, theo Live Mint.
Kiểm tra y tế kỹ lưỡng là điều quan trọng trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập cường độ cao nào, vì điều này có thể gây vỡ mảng bám, dẫn đến đau tim.
Đặc biệt, người hút thuốc nếu tập luyện quá sức, rất dễ bị đau tim, thậm chí tắc nghẽn mạch máu 40-50%. Ngay cả ở những người trẻ tuổi, nghiện thuốc lá nặng, tắc nghẽn mạch chỉ 10% là đã gặp cơn đau tim. Bởi vì hút thuốc và tập thể dục nhiều có thể dẫn đến sự hình thành các cục máu đông. Vì vậy, cho dù tỷ lệ tắc nghẽn thấp hơn cũng có thể bị vỡ đột ngột, làm tắc động mạch hoàn toàn và đột ngột đến 100%, và dẫn đến cơn đau tim, theo Live Mint.
Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bệnh tim cần phải hết sức cẩn thận, đặc biệt với các bài tập cường độ cao.
Tiến sĩ Sanjay Mittal, bác sĩ chuyên phòng ngừa bệnh tim mạch, từ Viện Tim Medanta (Ấn Độ), giải thích, “mỗi loại thuốc đều là thuốc độc nếu dùng sai thời điểm và sai liều lượng, tập thể dục cũng vậy”, theo Times of India.
Ở một số người, tập thể dục có thể gây ra các cơn đau tim, hẹp van động mạch chủ nếu có bất thường của tuần hoàn tim. Sự bất thường về điện tim có thể khiến người trông khỏe mạnh có thể ngã quỵ sau khi tập thể dục. Đôi khi có thể gây tử vong.
Các dấu hiệu cần lưu ý trong khi tập
Tiến sĩ Mittal chia sẻ một số dấu hiệu không được bỏ qua:
Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng khi tập thể dục, trước tiên cần phải đi khám và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bị huyết áp cao cần phải kiểm soát huyết áp trước khi tập thể dục
Người có tiền sử gia đình có người trẻ tuổi đột quỵ không có dấu hiệu báo trước, có thể mang gien dễ bị đột quỵ - cần làm điện tâm đồ.
Nếu bị tức ngực, khó thở quá mức, hãy đi khám.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.