Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP ngày 15-1-2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Theo đó, Nghị định 11 sửa đổi, bổ sung “Phạm vi điều chỉnh” như sau: Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (viết tắt là Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA và xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UK) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (viết tắt là Hiệp định UKVFTA).
Nghị định 11 sửa quy định về “Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm” như sau: Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK.
Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP ngày 15-1-2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Theo đó, Nghị định 11 sửa đổi, bổ sung “Phạm vi điều chỉnh” như sau: Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (viết tắt là Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA và xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UK) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (viết tắt là Hiệp định UKVFTA). Nghị định 11 sửa quy định về “Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm” như sau: Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK. Về trình tự thực hiện chứng nhận chủng loại gạo thơm, Nghị định nêu rõ: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bên cạnh đó, Nghị định 11 cũng sửa quy định về “Trách nhiệm của Cục Trồng trọt” như sau: Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách tổ chức khảo nghiệm; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA; Danh mục gạo thơm xuất khẩu sang UK được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định UKVFTA. Đồng thời, Nghị định 11 bổ sung Phụ lục VIa, VIIa ban hành kèm theo Nghị định này; thay thế Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; bãi bỏ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu trong 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
Về trình tự thực hiện chứng nhận chủng loại gạo thơm, Nghị định nêu rõ: Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, Nghị định 11 cũng sửa quy định về “Trách nhiệm của Cục Trồng trọt” như sau: Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT danh sách tổ chức khảo nghiệm; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA; Danh mục gạo thơm xuất khẩu sang UK được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định UKVFTA.
Đồng thời, Nghị định 11 bổ sung Phụ lục VIa, VIIa ban hành kèm theo Nghị định này; thay thế Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; bãi bỏ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.