Sử dụng áp phích truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu các phòng GD-ĐT, các trường phổ thông thuộc Sở và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện sử dụng áp phích truyền thông công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT đã cung cấp 2 áp phích truyền thông và đề nghị các cơ quan, đơn vị đăng tải áp phích lên website của phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông; đồng thời, truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Áp phích tư vấn tâm lý trường học. Ảnh: Sở GD-ĐT
Áp phích tư vấn tâm lý trường học. Ảnh: Sở GD-ĐT

Sở GD-ĐT cũng khuyến khích các phòng GD-ĐT in áp phích bản màu và phát hành miễn phí cho các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; các trường phổ thông thuộc Sở in áp phích bản màu để truyền thông tại trường.

Được biết, 2 áp phích này do Bộ GD-ĐT phối hợp với tổ chức Good Neighbors International (GNI) xây dựng nhằm truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

(GLO)- Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường có chỗ ở miễn phí, Đoàn Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Pah) đã triển khai thực hiện dự án "Chỗ trọ 0 đồng" nhằm giúp học sinh nghèo của trường có nơi ở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.