Sống mãi ký ức ngày chiến thắng 30-4

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vợ chồng ông Rơ Mah Vô-bà Rơ Châm H'Yéo đều sinh ra và lớn lên ở làng Lút, xã Ia Phí, huyện Chư Păh. Trong kháng chiến chống Mỹ, làng Lút bị Mỹ-ngụy càn quét, cướp của, đốt nhà, giết hại dân lành. Căm thù giặc sâu sắc, ông Vô và bà H'Yéo đã xung phong đi bộ đội đánh giặc, bảo vệ dân làng. Sau thời gian học tập, rèn luyện và chiến đấu, năm 1974, ông bà trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Và như bao cán bộ, chiến sĩ khác, ông bà không còn niềm vui nào hơn khi đất nước được giải phóng, quê hương sạch bóng quân thù.

Ông Rơ Mah Vô (bên trái, ở làng Lút, xã Ia Phí, huyện Chư Păh) trao đổi với tác giả. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Rơ Mah Vô (bìa trái) trao đổi với tác giả. Ảnh: Hoàng Minh

Ông Vô tự hào kể: “Ngày 30-4-1975 là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời người lính chúng tôi. Khi nghe tin quân ta cắm lá cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập, ai trong chúng tôi cũng sung sướng, tự hào. Lúc đó, tôi là Thiếu úy, Trung đội trưởng Trung đội 7, Đại đội 31, Tỉnh đội Gia Lai. Tôi cùng đồng đội truy quét tàn quân ngụy góp phần chiến thắng, bảo vệ an ninh trật tự các buôn làng”.

Về phần mình, bà Rơ Châm H'Yéo kể: “Ngày đó, tôi cũng là Thiếu úy, Huyện đội phó khu 4 (nay là huyện Chư Păh). Khi đang đảm nhận công tác ở Ninh Đức (xã Nghĩa Hòa ngày nay-P.V) thì nhận được tin quân ta toàn thắng, Tổng thống chính quyền Sài Gòn là Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Phấn khởi, hạnh phúc vỡ òa, nhưng chúng tôi không quên nhiệm vụ, tiếp tục bám địa bàn, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng khi kẻ địch lẩn trốn chống phá”.   

 Vợ chồng ông Siu Dơih-bà Puih Ngaih, ở làng O Gang, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư
Vợ chồng ông Siu Dơih-bà Puih Ngaih (làng O Gang, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai). Ảnh: Hoàng Cư
 



Vợ chồng ông Siu Dơih-bà Puih Ngaih (làng O Gang, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cũng là bộ đội xông pha qua nhiều trận mạc. Bà Puih Ngaih hồi nhớ: “Sáng sớm con gà chưa đi kiếm ăn, mình đã dậy đi ra suối lấy nước uống. Trên đường đi, mình nghe người ta nói Mỹ-ngụy đang chuẩn bị vào làng truy bắt những người theo cách mạng. Nghe xong, mình tức tốc chạy về làng cấp báo cho tổ chức và cùng dân làng O Gang chạy vào rừng Chư Kraih tránh giặc. Không bắt được người, giặc bắt gà, bắt heo, bắt bò, đốt nhà cửa... Căm thù chúng, mình theo bộ đội đánh giặc đến ngày thắng lợi”. Dừng kể một chút, bà Puih Ngaih tiếp tục: “Ngày 30-4-1975, vợ chồng mình đang công tác trong ngành Hậu cần ở H15, Tỉnh đội Gia Lai. Khi nghe tin thắng trận, ai cũng vui mừng ca hát, nhảy múa, hăng hái làm việc. Mình chuẩn bị nhiều thức ăn ngon cho đồng đội mừng chiến thắng. Chồng mình vận chuyển, cấp phát cờ hoa, quần áo mới để đồng đội tham gia mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng đại thắng”.  
 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố các thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thương mại

Gia Lai: Công bố các thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thương mại

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 508/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục gồm 5 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, 1 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương.
Thông báo biểu mẫu phiếu lý lịch tư pháp

Thông báo biểu mẫu phiếu lý lịch tư pháp

(GLO)- Sở Tư pháp tỉnh vừa có Công văn số 40/STP-NV3 gửi Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh và sở tư pháp các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thông báo sử dụng biểu mẫu phiếu lý lịch tư pháp.
Chư Krêy ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo

Chư Krêy ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Chư Krêy là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Thời gian qua, UBND xã đã ưu tiên nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Năm 2023, xã có 38 hộ thoát nghèo. Xã phấn đấu giảm 48 hộ nghèo trong năm 2024.