Sống "du mục" ngay giữa Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là cuộc sống nay đây mai đó của các công nhân tại các công trường xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Ở đâu có công trường là ở đó có các lều trại công nhân mọc lên.

Khu Thủ Thiêm (quận 2) được xem như một đại công trường của thành phố. Gần 5 năm qua, có hàng trăm lán trại công nhân được dựng lên, bao quanh các công trình xây dựng. Họ chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây như: An Giang, Kiên Giang, Hầu Giang, Cà Mau... Bên cạnh đó, cũng có các công nhân đến từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc nhưng số lượng không đáng kể.

 

Ông Dương Đình Thống (49 tuổi, quê Thanh Hóa) ngồi trước căn lều nhỏ như cái chuồng gà canh giữ máy cẩu tại một công trình ở Thủ Thiêm.
Ông Dương Đình Thống (49 tuổi, quê Thanh Hóa) ngồi trước căn lều nhỏ như cái chuồng gà canh giữ máy cẩu tại một công trình ở Thủ Thiêm.

Hơn 4 năm làm thợ hồ ở TP.HCM, anh Đặng Văn Chẵn (30 tuổi) quê Châu Đốc, An Giang trải qua không biết bao nhọc nhằn, nhưng vất vả nhất có lẽ là những lần chuyển lán khi công trình xây xong.

Anh Chẵn chia sẻ: "Năm rồi chuyển lều bốn lần. Chuyển hoài cũng mệt vì mất thời gian dựng lại. Tuy là ở tạm nhưng cũng phải làm cho chắc chắn, kín mưa kín nắng để sau ngày làm vất vả còn có chỗ ngã lưng. Tài sản quý giá nhất chỉ có chiếc xe máy, lều trại không đàng hoàng ăn trộm vào lấy là coi như trắng tay".

Trong nhóm công nhân làm thợ hồ ở khu Thủ Thiêm, có lẽ ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi) quê Năm Căn - Cà Mau là người có thâm niên nhất.

"Gần 14 năm làm công nhân xây dựng ở đây, tôi đã dựng rồi dỡ bỏ lều không biết bao nhiêu lần. Lúc trước thành phố còn nhiều vùng hoang sơ, anh em cũng dựng lều y như bây giờ, tối ngủ chuột bu đầy. Có lần đang ngủ tôi thấy hai chân nhột nhột, ngồi dậy thấy chuột nó chạy như gà", ông Hùng nhớ lại.

Đang lom khom nhặt mớ rau muống đồng vừa hái được ở cạnh công trường, chị Thạch Thị Giang (55 tuổi, quê Trà Vinh) cho biết, đàn ông ở sao cũng được, khó khăn nhất là chị em phụ nữ, lều trại không được kín đáo, rồi nhà vệ sinh, mấy việc riêng tư cũng bất tiện. "Nhưng thương nhất là mấy đứa nhỏ, bỏ con ở quê không yên tâm, nên đưa bọn nó lên đây ở cùng, có đứa nào đi học đâu, chắc tới lớn thì đi làm công nhân như tôi" - chị Giang bùi ngùi.

 

 

Nhóm công nhân quê Hậu Giang đào đất chuẩn bị dựng lán tại khu Thủ Thiêm.
 

 

Buổi sáng tại một lán trại được bao bọc bởi hàng rào công trường.
 

 

Công nhân trên đường về lán trại sau một ngày vất vả trên công trường.
 

 

Bà Nguyễn Thị Sinh (82 tuổi, quê Hậu Giang) lên ở tại lán trại trông coi cháu và phụ nấu ăn cho các con đi làm thợ hồ.
 

 

Không có sân chơi, nhóm trẻ con tranh thủ vui đùa trên bãi đất trống của công trường.
 

 

Mới sinh con được 3 tháng nhưng vợ anh Đặng Văn Chẵn lên phụ chồng trong lán trại ôi bức.
 

 

Anh Thái Văn Minh mắc võng nằm nghỉ trong một ống cống công trình vì nắng lên lán trại rất nóng.
 

 

Để tiết kiệm tiền, nhiều công nhân ăn cháu lòng thay cơm với giá 10.000đ/tô bán tại công trường.
 

 

Ao tù, nước đọng xung quanh các công trường là nơi tắm giặt và nước dùng sinh hoạt của các công nhân sống ở lán trại.
 

 

Một lán trại mênh mông nước sau cơn mưa đêm.
 

 

Nước lấy từ công trường được trữ lại trong tấm bạt là nguồn nước sạch dùng để nấu ăn cho các lán trại.
 

 

Hai thùng khổng lồ dùng để chứa nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân.
 

 

Một cây cầu tõm được dựng lên cạnh lán trại phục vụ nhu cầu vệ sinh của công nhân.
 

 

Để tiện sinh hoạt các lán trại thường được dựng lên cạnh các ao nước tù, nước đọng trong công trường.
 

 

Tình trạng ô nhiễm là mối đe dọa sức khỏe các công nhân.
 

 

Nhiều đứa trẻ không được đi học khi theo cha mẹ ở tại các lán trại công trường.

Hữu Khoa/Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.