Sốc phản vệ nguy kịch sau khi bị ong vò vẽ đốt hơn 50 vết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bé N.T.T.T (11 tuổi, ở Cần Đước, Long An) trong lúc đang chơi trước sân nhà thì bị ong vò vẽ bay ra từ tổ trên cây đốt hàng chục vết. Người nhà phát hiện liền đưa bé đến bệnh viện địa phương cấp cứu.
Sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở. Ảnh:BSCC

Sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở. Ảnh:BSCC

Bác sĩ Tiến cho biết, ong bao gồm 2 họ chính là Vespidae (họ ong vò vẽ) và Apidae (họ ong mật). Ong thường làm tổ ở nơi có điểm tựa như nhánh cây, mái nhà. Mỗi đàn ong có chừng vài chục như ong đất, đến vài trăm con như ong vò vẽ hoặc có khi đến vài chục ngàn con như ong mật. Việc nhận dạng được tên loại ong đốt giúp cung cấp thông tin hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình điều trị.

- Họ ong vò vẽ (lông trơn) gồm ong vò vẽ, ong đất, ong vàng. Nhóm này có ngòi nọc trơn không ngạnh, có thể đốt nhiều lần.

Ong vò vẽ là loài ăn côn trùng và ấu trùng nhện. Chỉ ong thợ mới đốt người và động vật để tự vệ khi tổ ong bị phá hoặc bị đe dọa. Ong vò vẽ bị thu hút khi người mặc quần áo sặc sỡ, xịt nhiều nước hoa, hay bỏ chạy sau khi chọc phá tổ ong.

Ong đất tên khoa học là Vespa nigrithorax, còn gọi là ong bắp cày, thân màu đen, chấm vàng, cuối bụng màu nâu, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng. Râu màu nâu nhạt, nhẵn, không có lông. Thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất trong đống cây mục.

Ong vàng có mình thon nhỏ, thân dài, vàng toàn thân, làm tổ trên cây hoặc dưới mái nhà tranh.

- Họ ong mật (lông xù) gồm ong mật (honey bees), ong nghệ (bumble bees) và ong bầu. Ngòi nọc có ngạnh, sau khi cắm vào da vật bị đốt, ngòi nọc không rút ra được và ong bị chết, mỗi ong mật chỉ đốt 1 lần.

Nếu bị ong đốt, lấy vòi ong nếu có bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; rửa sạch vùng bị đốt bằng xà bông và nước ấm; đắp băng lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng; đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu nổi mề đay, than mệt, tay chân lạnh, tiểu ít...

Có thể bạn quan tâm

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

(GLO)- Hơn 1 tháng trước, anh N.V.T (SN 1997, xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai trong tình trạng chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, đe dọa tử vong. Các bác sĩ đã thực hiện 2 lần phẫu thuật chuyên sâu, giúp bệnh nhân phục hồi kỳ diệu.

null