So tài vũ khí UAV kỳ phùng địch thủ của Nga-Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không quân Mỹ đang thay đổi chiến thuật trong tập kích đường không với UAV đầy hứa hẹn XQ-58A Valkyrie, trong khi Nga cũng quyết không kém cạnh.

 Máy bay tấn công không người lái Okhotnik của Nga thực hiện chuyến bay chung với Su-57. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Máy bay tấn công không người lái Okhotnik của Nga thực hiện chuyến bay chung với Su-57. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Máy bay không người lái (UAV) của Mỹ

XQ-58A Valkyrie- máy bay không người lái Mỹ đầy hứa hẹn - đã bước vào giai đoạn thử nghiệm tiếp theo. Nó đã thể hiện khả năng phóng các UAV cỡ nhỏ. Các chuyên gia Mỹ khẳng định đã tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo lên XQ-58A Valkyrie để nó có thể hoạt động trong đội hình hỗn hợp với máy bay chiến đấu F-35 Lightning.

Sputnik cho hay, trong cuộc thử nghiệm thứ sáu, X-58A Valkyrie lần đầu tiên phóng thành công UAV cỡ nhỏ ALTIUS-600 từ khoang chứa bom bên trong. UAV ALTIUS-600 nặng khoảng 12 kg, mang theo 3 kg trọng tải gồm hệ thống tác chiến điện tử nhỏ gọn và thiết bị trinh sát. Nhưng nó cũng có thể mang đầu đạn sát thương.


 

 UAV Mỹ XQ-58A Valkyrie. Ảnh: Không quân Mỹ
UAV Mỹ XQ-58A Valkyrie. Ảnh: Không quân Mỹ


Mỹ khởi động dự án máy bay không người lái đa chức năng hạng nặng XQ-58A Valkyrie từ năm 2016. Một trong những mục tiêu chính của dự án này là giảm chi phí sử dụng máy bay chiến đấu có người lái.

Người Mỹ nhận thức rõ rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột với nước có sức mạnh ngang ngửa với Mỹ, không quân sẽ chịu tổn thất nặng nề. Nhưng, mất những chiếc F-15 mới nhất hay những chiếc F-35 tàng hình có giá khoảng 100 triệu USD là một chuyện. Và mất chiếc Valkyrie với giá 2 triệu USD lại là một chuyện hoàn toàn khác. Dù Valkyrie không phải là một phương tiện chiến đấu hoàn chỉnh, nhưng nó có khả năng thực hiện các chức năng xung kích hoặc trinh sát.

Các chuyên gia phát triển XQ-58A đảm bảo rằng, thiết kế của nó là đa chức năng và có ưu điểm dễ tùy chỉnh máy bay không người lái phù hợp cho từng nhiệm cụ thể. Tầm bay của nó là hơn 3.200 km; khoang bên trong có thể chứa hai quả bom hoặc một số UAV cỡ nhỏ.

Ngoài ra, thiết bị này sử dụng công nghệ tàng hình khiến các hệ thống phòng không của đối phương khó phát hiện.

XQ-58A được tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo để hoạt động trong đội hình hỗn hợp với máy bay chiến đấu, và nếu cần thiết, có thể được sử dụng để làm lá chắn cho máy bay chiến đấu kiểm soát khả năng tác chiến đồng đội trên không, sẵn sàng “lấy thân mình” đỡ đạn cho máy bay có phi công lái.

Máy bay không người lái của Nga

Đối trọng với Mỹ, Nga cũng có những phát triển tương tự như Valkyrie.

 

 UAV Grom của Nga. Ảnh: Army 2020/Sputnik
UAV Grom của Nga. Ảnh: Army 2020/Sputnik


UAV Grom của Nga đã được giới thiệu công khai lần đầu tiên vào năm 2020. Mục đích chính của nó là yểm trợ các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57. Nhiệm vụ của Grom là phá hủy hệ thống phòng không của địch, bảo đảm an toàn cho các phương tiện tấn công có người lái.

UAV Grom có trọng lượng cất cánh 7 tấn, có khả năng mang tải trọng hữu ích lên tới 1,5 tấn. Tầm bay lên đến 800 km. Trong "kho vũ khí" của Grom có các tên lửa không đối đất và bom dẫn đường trọng lượng 500 kg.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Grom cũng có thể mang theo dàn máy bay không người lái cỡ nhỏ - trinh sát hoặc xung kích. UAV Grom điều phối hành động của chúng tùy thuộc vào tình huống.

Nga còn có máy bay không người lái hạng nặng khác với trí thông minh nhân tạo được làm theo thiết kế khí động học của “cánh bay”.

UAV S-70 Okhotnik với trọng lượng cất cánh 20 tấn đang được thử nghiệm. S-70 Okhotnik có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu song song với tiêm kích Su-57 và một cách độc lập.

Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, Okhotnik có một số chức năng nhất định của máy bay tiêm kích. Trong khuôn khổ các cuộc thử nghiệm, nó đã thực hiện các cuộc tấn công bằng bom nhằm vào các mục tiêu mặt đất, sử dụng tên lửa không đối không mô phỏng. Tuy nhiên, trước hết, S-70 sẽ được sử dụng như máy bay không người lái tàng hình trinh sát mục tiêu tầm xa.

https://laodong.vn/the-gioi/so-tai-vu-khi-uav-ky-phung-dich-thu-cua-nga-my-900016.ldo
 

Theo Ngọc Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.