Sẽ cưỡng chế thu hồi đất cho dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện dự án xây dựng kè chống sạt lở suối Hội Phú, TP. Pleiku đã lập các thủ tục bồi thường, hỗ trợ đúng theo quy định. Tuy nhiên hiện nay còn 11/76 hộ chưa thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ. Trước mắt, UBND thành phố đã quyết định thành lập ban cưỡng chế và phê duyệt phương án tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với một số trường hợp tại hẻm 109 Phùng Hưng (tổ 17, phường Hội Thương). Lý do vì rất nhiều lần vận động, nhưng các hộ vẫn không thống nhất với giá trị bồi thường, hỗ trợ đã được điều chỉnh lần cuối.
 
Từ năm 2015 đến nay, UBND TP. Pleiku đã giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố trực tiếp thực hiện dự án bồi thường hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng công trình kè chống sạt lở suối Hội Phú theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 24-6-2015 của UBND tỉnh. Quy mô tổng diện tích đất thu hồi của dự án là 143.177 m2 đất của 285 hộ gia đình, cá nhân thuộc 3 phường Hội Thương, Hội Phú và Phù Đổng.

 

Khu vực thực hiện giai đoạn 1 của dự án, từ đường Nguyễn Lương Bằng đến đường Hùng Vương.                                                                                         Ảnh: T.N
Khu vực thực hiện giai đoạn 1 của dự án, từ đường Nguyễn Lương Bằng đến đường Hùng Vương. Ảnh: T.N

Ủy ban nhân dân thành phố đã và đang chỉ đạo Trung tâm thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư và giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 từ đường Nguyễn Lương Bằng đến đường Hùng Vương, qua địa bàn 2 phường Phù Đổng và Hội Thương. Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi 76 hộ, cá nhân là 51.528,84 m2 (phường Phù Đổng 39 hộ với 19.121,33 m2 và phường Hội Thương 37 hộ với 32.407,51 m2). Đến nay, 65 hộ/76 hộ đã đồng ý, đạt 89%. 11 hộ, cá nhân còn lại chưa đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong đó phường Hội Thương 9 hộ, phường Phù Đổng 2 hộ).

Ông Huỳnh Công Quang-Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Pleiku khẳng định: “Trong quá trình thực hiện, Trung tâm và các cơ quan liên quan đã tiến hành các bước trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật...”. Ông Quang cũng cho biết, 11 hộ chưa đồng ý phương án bồi thường kiến nghị tập trung 3 nhóm vấn đề. Đó là giá bồi thường đất thấp so với giá thị trường. Trung tâm và các đơn vị liên quan đã nhiều lần giải thích việc UBND tỉnh ban hành giá đất đã được các cơ quan điều tra, khảo sát giá thị trường, có trên 85% số hộ với gần 90% diện tích đất đồng ý với giá đất bồi thường. Về số hộ yêu cầu Nhà nước bố trí tái định cư khi thu hồi đất, Trung tâm cùng các ngành đã giải thích điều kiện để tái định cư theo điểm a, khoản 1, Điều 79 Luật Đất đai và điểm a, khoản 1, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì hộ gia đình, cá nhân phải bị thu hồi hết đất ở, nhà ở mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn xã (phường) nơi có đất bị thu hồi thì mới đủ điều kiện bố trí đất tái định cư. Đối chiếu với quy định, những hộ bị thu hồi một phần đất nông nghiệp đuôi lô đất không ảnh hưởng đến nhà ở, đất ở của hộ gia đình hoặc một số hộ có thu hồi một phần đất nhưng vẫn còn đất ở, nhà ở khác tại phường nơi có đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện tái định cư.

Ngoài ra, một số hộ chỉ đồng ý thu hồi đất để làm lòng hồ và làm đường, còn phần đất thu hồi để phân lô tái định cư thì không đồng ý. Trung tâm và các đơn vị đã giải thích việc thu hồi đất theo ranh giới quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt,  để làm nhiều hạng mục công trình khác nhau như lòng hồ, đường giao thông, cây xanh, phân lô tái định cư... là trong cùng một dự án. Hơn nữa trong quy hoạch có một phần đất phân lô để phục vụ tái định cư cho chính những hộ đủ điều kiện tái định cư khi phải di dời, giải tỏa để Nhà nước lấy mặt bằng thực hiện dự án chứ không vì mục đích kinh doanh.

Xin nêu 2 trường hợp cụ thể là: sở hữu nhà đất của hộ bà Võ Thị Thi, cùng trường hợp các đồng thừa kế theo pháp luật của ông Chương A Sắt và bà Phạm Thị Như (ông Sắt và bà Như đã chết). Đối với hộ bà Võ Thị Thi có tổng diện tích theo chứng nhận quyền sử dụng đất là 778,05 m2 (đất ở 345,1 m2, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm 432,95 m2), tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 590 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ sau khi được điều chỉnh lần cuối là hơn 707 triệu đồng. Trung tâm có ý kiến trả lời cụ thể và đã áp giá bồi thường đất đúng theo các quy định hiện hành. Đồng thời, căn cứ theo quy định hiện hành thì gia đình bà không đủ điều kiện cấp đất tái định cư. Trường hợp các đồng thừa kế của ông Chương A Sắt và bà Phạm Thị Như có 2 thửa đất liên quan. Trong đó, thửa đất trồng cây hàng năm với diện tích 1.586,3 m2, gia đình đã thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Đối với thửa đất trồng cây lâu năm, diện tích theo chứng nhận là 2.190,98 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Trong đó, diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 901,6 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ điều chỉnh lần cuối là 830 triệu đồng và theo quy định hiện hành không có phương án tái định cư.

Mặc dù Trung tâm và phường Hội Thương đã nhiều lần vận động, nhưng hộ bà Võ Thị Thi và các đồng thừa kế là con ông Chương A Sắt vẫn không thống nhất với giá trị bồi thường, hỗ trợ được điều chỉnh lần cuối. Họ thống nhất chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án, khối lượng diện tích đất, tài sản trên đất và đơn giá đất thu hồi để làm hạ tầng (làm bờ kè, đường giao thông), nhưng  không thống nhất phần đất làm phân lô tái định cư. Ủy ban nhân dân phường Hội Thương, UBND thành phố và ban ngành chức năng nhiều lần đến vận động hộ bà Võ Thị Thi cùng trường hợp các đồng thừa kế theo pháp luật của ông Chương A Sắt thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng các hộ vẫn không đồng ý.

Về hướng giải quyết vấn đề trên, ông Nguyễn Kim Đại-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết: “Trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Phát triển quỹ đất và các ngành chức năng liên quan, mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Quang đã ký ban hành các quyết định về thành lập ban cưỡng chế và phê duyệt phương án tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình bà Võ Thị Thi và các đồng thừa kế của ông Chương A Sắt. Hiện nay, ban này đang chuẩn bị các điều kiện, dự kiến sẽ tiến hành cưỡng chế vào sáng 14-6. Các trường hợp còn lại, thành phố sẽ tiếp tục các bước vận động theo đúng quy trình để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo đúng quy định pháp luật...”.

Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nghi tự tử do nợ nần

Nghi tự tử do nợ nần

(GLO)-

Theo người thân, có thể do một khoản nợ chưa có tiền trả nên anh M. nghĩ quẩn. Lực lượng chức năng của tỉnh tiếp tục điều tra nguyên nhân tử vong của anh N.H.M. (SN 2003, thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku).

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

(GLO)-Sáng 22-7, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) phối hợp với BIDV Nam Gia Lai chi trả quyền lợi bảo hiểm trị giá gần 1,1 tỷ đồng cho gia đình khách hàng Phạm Văn Tụng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai).
Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

(GLO)- Chiều 17-7, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Pleiku tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VIII (mở rộng) để sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ TP. Pleiku lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2021-2026), sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024.