Sầu riêng vườn rừng và ước mơ của người nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sầu riêng, giống cây trồng cho thu nhập rất cao, giúp người nông dân làm giàu, là cây trồng được nhiều nông hộ lựa chọn. Nhưng có những nông hộ vừa lựa chọn sầu riêng, vừa lựa chọn trồng rừng theo hướng kết hợp: dưới sầu riêng, trên trồng rừng.

Chị Đinh Thị Hóa bên vườn sầu riêng của gia đình.
Chị Đinh Thị Hóa bên vườn sầu riêng của gia đình.


 
Gia đình anh chị Đinh Thế Sử - Đinh Thị Hóa, thôn Liên Hương, xã Đạ Rsal vốn nhiều năm trồng cà phê trên diện tích 2,3 ha của gia đình. Cách đây 10 năm, nhận thấy trồng cà phê vất vả mà thu nhập không cao, anh chị trồng xen 250 cây sầu riêng vào vườn cà phê. Và qua nhiều vất vả, nay anh chị đã có 90 cây sầu riêng tuổi lên 10 đơm hoa kết trái. Chị Đinh Thị Hóa kể lại: “Thời gian đầu trồng sầu riêng vất vả lắm, không có kỹ thuật, đến vụ cây phát đọt, hoa rụng, quả rụng, không có trái. May mắn chúng tôi được bên nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc tận tình, bón phân, sử dụng thuốc hợp lý. Mấy năm nay sầu riêng cho trái tốt rồi, năm sau cao hơn năm trước”. Chị Hóa rất vui kể lại, vụ sầu riêng năm 2021, dù đang dịch bệnh nhưng thương lái vào tận vườn mua nguyên vườn với giá 500 triệu đồng. Gia đình chỉ việc thu tiền, còn việc cắt, thu hoạch thương lái tự chủ động. Niên vụ 2022, nhìn những cây sầu riêng đang xổ nhụy, chị Hóa tính toán sẽ bán được khoảng 700 triệu đồng, cũng theo phương pháp bán nguyên vườn.
 
Để sầu riêng ra hoa kết trái, đậu quả đúng kỹ thuật, chị Hóa cho biết, bên cạnh dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng, còn là yếu tố nước tưới. Sầu riêng là giống ưa nước nhưng không được phép úng, nếu úng là hỏng bộ rễ, hư cây. Mùa nắng, sầu riêng cần tưới tuần/lần. Vì vậy, anh chị phải đầu tư hệ thống tưới tận gốc để đảm bảo sầu riêng luôn đủ độ ẩm. Chị Hóa cũng chia sẻ kinh nghiệm, sầu riêng vùng Đạ Rsal phải tưới “đón mưa”. Chị cho biết: “Nếu trời đang nắng mà chuyển mưa là chúng tôi phải tưới trước, tưới đón mưa. Nếu không tưới đón, khi mưa xuống cây bị sốc nước, rụng hết cuống hoa, cuống quả”. Nước tưới là nhu cầu rất cần thiết để sầu riêng phát triển tốt.
 
Cũng vì câu chuyện nước tưới, vợ chồng anh, chị Đinh Thế Sử - Đinh Thị Hóa đã làm một chuyện lạ: Trồng rừng. Bao quanh thung lũng là những dãy đồi được bà con gọi là đồi Đăk Măng. Mảnh đồi đất hơi dốc, nhiều gia đình vẫn đào hố trồng sầu riêng. Nhưng anh Định Thế Sử lại đào hố trồng sao, trồng giổi, trồng những cây rừng tự nhiên. Trên diện tích 2 ha đất đồi, anh Sử đã trồng mấy trăm cây sao, cây dầu, cây giổi và đang tiếp tục tìm giống để trồng thêm, phủ bóng hết sườn đồi. Theo anh Sử, trồng sầu riêng trên đất đồi công chăm sóc rất lớn. Trong khi đó, đồi trọc khiến đất thi thoảng bị sạt vào mùa mưa, mùa khô lại không giữ được nguồn nước tưới cho vườn sầu riêng phía dưới. Vậy là anh tìm mua các giống cây rừng về trồng hết trên đồi với mong muốn có được vạt rừng xanh mướt, là tấm chắn bảo vệ, giữ nước, giữ đất cho vườn sầu riêng được phát triển tốt. Những cây rừng đang ngày ngày mọc xanh, hứa hẹn một vạt rừng xanh mát, che chở cho những cây sầu riêng đơm hoa, kết trái. Hiện, ngoài sao, giổi, anh chị đang tìm mua những cây rừng khác như thông về trồng để đa dạng hóa vườn rừng, tạo thêm thảm xanh cho đất đồi.
 
Ông Đỗ Hoàng Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Rsal cho biết, phát triển nông - lâm kết hợp là mục tiêu được xã đưa ra nhiều năm nay. Đạ Rsal đã vận động bà con trồng rừng tại những khu vực phù hợp, kết hợp với trồng sầu riêng, trồng cà phê để vừa đảm bảo thu nhập, vừa giữ gìn môi trường. Gia đình anh, chị Đinh Thế Sử - Đinh Thị Hóa là một trong những nông hộ đi đầu, nhận thức rõ tầm quan trọng của vườn rừng. Theo lời kêu gọi của xã, anh chị đã chủ động mua giống, xuống giống cây rừng, trồng dọc đồi Đăk Măng. Hiện, cũng có nhiều nông hộ chủ động trồng cây gây rừng, làm thảm che cho đất và xã hết sức ủng hộ bà con, đồng hành cùng bà con giữ mãi màu xanh của rừng.

Theo DIỆP QUỲNH (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.