Sắc mầu lễ hội ở Bắc Kạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khác với các lễ hội ở vùng đồng bằng, lễ hội Xuân ở Bắc Kạn mang đậm bản sắc, gắn với những triết lý nhân sinh của các dân tộc vùng cao. Lên Bắc Kạn những ngày xuân, không khí tưng bừng của các lễ hội khiến lòng người phấn chấn, thêm yêu mến con người, vùng đất nơi đây.

 

Không gian lễ hội Lồng Tồng tổ chức tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn).
Không gian lễ hội Lồng Tồng tổ chức tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn).

Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết, khắp các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía bắc lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng). Lễ hội tạo nên một sắc mầu văn hóa vô cùng độc đáo, thu hút hàng chục nghìn người tham gia, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi cho năm mới. Lễ hội thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 4 đến ngày 25 tháng Giêng (âm lịch), tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong ba ngày.

Lễ hội Lồng Tồng quy mô cấp tỉnh ở Bắc Kạn được tổ chức ở ven bờ thắng cảnh hồ Ba Bể vào dịp mồng 10 tháng Giêng hằng năm. Đây là một trong những lễ hội Lồng Tồng lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vào ngày hội, ngay từ sáng sớm, hàng chục nghìn đồng bào các dân tộc trong những bộ trang phục đẹp nhất từ các huyện trong tỉnh, một số xã lân cận ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, đông đảo du khách đã nườm nượp đổ về. Hội Lồng Tồng gồm có phần lễ và phần hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới. Phần lễ với nghi thức rước cỗ, dâng lễ của 16 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Bể, dâng lên các vị thần cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, yên vui. Phần hội có chương trình văn nghệ, múa lân, tung còn khai hội, thi đấu thể thao, thi khâu còn, thi giã bánh dày… Lễ hội còn có các trò chơi dân gian, như: bịt mắt bắt dê, kéo co, tung còn, đua thuyền độc mộc, chọi dê...

Một lễ hội độc đáo khác của đồng bào H’Mông mới được tỉnh Bắc Kạn khôi phục ba năm trở lại đây là lễ hội Mù Là tổ chức ở xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm vào ngày mồng 3 và mồng 4 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Lễ hội thu hút hàng nghìn đồng bào đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn, như: Cao Bằng, Tuyên Quang. Nghi lễ cúng cầu mùa được tiến hành để xua đuổi những điều không may mắn trong năm cũ, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên vui, no ấm. Trong lễ hội, đặc sắc nhất là phần thi làm những công việc mang bản sắc văn hóa của người H’Mông, như: chọi bò,nấu mèn mén, hát đối đáp, nối sợi lanh… Thi nấu mèn mén là hoạt động không thể thiếu tại lễ hội vì đây là món ăn đặc trưng của đồng bào H’Mông. Các bà, các cô gái H’Mông trổ tài khéo léo chọn những hạt ngô mẩy căng tròn, xay, sàng, hấp tạo nên món ăn nóng hôi hổi, béo ngậy giữa cái rét mùa xuân… Trong lễ hội, các dân tộc cùng trình diễn trang phục và các làn điệu dân ca của dân tộc mình, góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa.

Lễ hội mùa xuân ở vùng cao Bắc Kạn không chỉ mang giá trị văn hóa tâm linh mà còn là dịp để đồng bào gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa mang bản sắc của dân tộc mình, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý những gì cha ông để lại, gắng sức xây dựng một cuộc sống ấm no.

 

TUẤN SƠN (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.