Đông đảo người dân, cựu chiến binh và du khách nước ngoài đến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh nhân 50 năm thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là nơi hiếm hoi trên thế giới còn lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật về vũ khí, tài liệu nói lên lịch sử cuộc chiến tranh hào hùng nhưng vô cùng gian khổ của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20.
Quân đội và nhân dân Việt Nam đã phải đương đầu với những đội quân hiện đại với những vũ khí tiên tiến nhất của lịch sử, nhưng với tình yêu nước thiết tha, lòng dũng cảm và sự sáng tạo, người bộ đội Cụ Hồ đã giành chiến thắng.
Du khách chen chân vào Bảo tàng chứng tích chiến tranh Bảo tàng có nhiều chuyên đề trưng bày như: Chất độc da cam, Những sự thật lịch sử, Tội ác chiến tranh... Rất nhiều đoàn cựu chiến binh vào thăm bảo tàng và được giới trẻ hết sức ngưỡng mộ. Khách nước ngoài cũng xin chụp ảnh chung với cựu chiến binh Việt Nam
Dịp 50 năm thống nhất đất nước, du khách và nhân dân tới tham quan các triển lãm có thời điểm lên tới hơn 9.000 người/ngày, đặc biệt trong ngày 29/4, lượng khách tham quan tăng đột biến.
Bảo tàng trưng bày các hiện vật gốc là những vũ khí cực kỳ tối tân của Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
Bom phát quang có sức tàn phá khủng khiếp. Những chiếc trực thăng nguyên bản. Người cựu chiến binh vào Nam chiến đấu từ năm 1969, bên khẩu pháo được mệnh danh là "Vua chiến trường" của địch. Rất nhiều vũ khí địch sử dụng nhưng không thể chiến thắng quân đội ta.
Ngày nay, du khách cả nước có thể hiểu được những gian khổ và sự hào hùng của cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất khi tới thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Niềm vui chiến thắng, thống nhất đất nước lan tỏa trong các bạn trẻ. Chụp ảnh chung với các bác bộ đội. Khách nước ngoài cũng ghi lại những kỷ niệm khó phai. Bác Nguyễn Xuân Dinh - cựu chiến binh Quân đoàn 2 đã có mặt tại TPHCM ngày 30/4/1975 nay trở lại tham quan chiến lợi phẩm là những chiếc máy bay.
Các cô gái với chiếc khăn rằn miền Nam vui trong ngày lễ lớn.
Người đàn ông bỏ việc ở công ty nước ngoài để về quê thực hiện đam mê sưu tầm đồ cổ. Sau 15 năm, anh đã sở hữu hơn 3.000 hiện vật, đồ cổ từ thời tiền sử đến cận đại. Anh cũng ấp ủ dự định mở bảo tàng để giới thiệu những điều thú vị về vùng đất Kon Tum.
(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.
(GLO)- Ghé thăm nhà anh Rơ Châm Van (làng Bồ, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) đúng lúc anh cùng các thành viên “gạo cội” của đội cồng chiêng ở làng đang chỉnh những chiếc chiêng sau chuyến đi trình diễn trở về, chúng tôi phần nào cảm nhận được sự tâm huyết của họ với văn hóa truyền thống của dân tộc.
(GLO)- Từ một người tự nhận chỉ là “thợ đục” loay hoay tìm kiếm cái tôi cá nhân trên con đường nghệ thuật, nhà điêu khắc Nguyễn Nam đang dần khẳng định mình ở vai trò nghệ sĩ ứng dụng khi đưa “hồn cốt” Tây Nguyên lên nhiều sản phẩm trang trí đậm tính nghệ thuật.
(GLO)- Khi âm nhạc hiện đại lấn dần các loại hình nghệ thuật truyền thống, câu chuyện bảo tồn, kế thừa nhạc cụ dân tộc luôn là nỗi trăn trở với nhiều người. Ở Bình Định vẫn còn đó nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân âm thầm “giữ lửa” nhạc cụ dân tộc để âm nhạc truyền thống được bảo tồn.
(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.
(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.
Sau vụ ngai vàng triều Nguyễn bị phá hoại vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành nhiều biện pháp tăng cường bảo vệ, giám sát tại các điểm có hiện vật lịch sử dễ bị xâm hại.
(GLO)- Góp gạo là hình thức mà mỗi gia đình, mỗi người trong buôn làng mang một phần lương thực để cùng tổ chức một sự kiện chung như: cúng thần linh, mừng nhà rông mới, bỏ mả, cưới hỏi hoặc giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai, hoạn nạn.
“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.
Trước hết, nghệ nhân xưa đã tạo tác tượng bò thần Nandi (tên gọi khác là Nadin) nhằm mục đích phục vụ niềm tin tôn giáo, sau nữa để biểu đạt quan điểm thẩm mỹ.
(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.
Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.
Tri thức khai thác và chế biến trầm hương và Lễ hội yến sào của tỉnh Khánh Hòa đã được Bộ VH-TT-DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ cấp thiết. Thấu hiểu điều đó, nhiều bạn trẻ dân tộc thiểu số đang nỗ lực làm sống lại bản sắc văn hóa dân tộc theo những cách riêng.
(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.
(GLO)- Một vụ phá hoại cổ vật nghiêm trọng vừa diễn ra tại Bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc vào cuối tháng 5 vừa qua, khi một du khách nam nhảy xuống hố khai quật số 3 của khu tượng binh mã và đẩy ngã hai bức tượng đất nung 2.000 năm tuổi.