Chính phủ triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa. Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 23-11-2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025.

Theo Kế hoạch, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách là một trong những nội dung quan trọng phải thực hiện.

img-1733.jpg
Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ảnh: P.V

Cụ thể, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Di sản văn hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thống nhất, phù hợp với quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thực hiện. Thời gian hoàn thành trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Di sản văn hóa gồm: Xây dựng Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể (khoản 3 Điều 14; khoản 5 Điều 17; khoản 6 Điều 25; khoản 4 Điều 39).

Xây dựng Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập (khoản 6 Điều 29; khoản 5 Điều 30; khoản 5 Điều 34; khoản 4 Điều 35; khoản 5 Điều 37; khoản 2 Điều 70).

z6483382605957-e3518687875333392c9253f4a7b59bc0.jpg
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: P.V

Cơ quan chủ trì xây dựng 2 Nghị định trên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn hoàn thành trước ngày 15-4-2025.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật. Triển khai các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu, phổ biến và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia tại địa chỉ: http://pbgdpl.gov.vn.

Tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ và biên soạn tài liệu tập huấn cho nhân lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cùng với đó, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao tại Luật Di sản văn hóa. Nội dung hoạt động bao gồm: Rà soát, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật Di sản văn hóa theo lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.