Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Anh hùng Núp tên thật là Đinh Núp (1914-1999), là tượng đài bất khuất trong lòng người dân Tây Nguyên. Cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng Núp không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Bahnar mà còn là biểu tượng sáng ngời về tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc Việt Nam.

20250325-1110081.jpg
Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được xây dựng năm 2010 và khánh thành vào ngày 6-5-2011 tại làng Stơr. Ảnh: Ngọc Duy

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Kbang nói chung, làng Stơr nói riêng là nơi ghi dấu nhiều trận đánh oai hùng của quân và dân ta. Ngôi làng nhiều lần bị giặc càn quét, tàn phá nhưng người dân nơi đây vẫn kiên quyết bám trụ, giữ vững ngọn lửa cách mạng.

Năm 2010, Nhà lưu niệm Anh hùng Núp được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 6-5-2011. Đây là nơi lưu lại hình ảnh và kỷ vật về cuộc sống của ông, minh chứng cho những chiến công lẫy lừng và cuộc sống giản dị của người anh hùng dân tộc. Nhà lưu niệm là minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần quả cảm của những người con Tây Nguyên trong các cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược.

ben-trong-nha-luu-niem-anh-hung-nup-anh-ngoc-duy.jpg
Bên trong Nhà lưu niệm Anh hùng Núp. Ảnh: Ngọc Duy

Nhà lưu niệm Anh hùng Núp là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại, mang đặc trưng văn hóa Bahnar. Bên trong nhà lưu niệm chia thành nhiều khu vực trưng bày qua các giai đoạn để du khách dễ nắm bắt thông tin về lịch sử. Nổi bật nhất là khu vực mô phỏng một góc làng Stơr xưa, nơi Anh hùng Núp cùng dân làng đứng lên chống Pháp với cách đánh giặc thô sơ mà hiệu quả bằng chông tên, bẫy đá... Các khu vực khác trưng bày hiện vật, hình ảnh qua các mốc thời gian từ năm 1945 cho đến khi ông qua đời. Cùng với những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Núp, chúng tôi đặc biệt ấn tượng về tình bạn, tình đồng chí bền chặt của ông với lãnh tụ Cuba Fidel Castro.

20250325-104925-1.jpg
Nổi bật nhất là khu vực mô phỏng lại một góc làng Stơr xưa, nơi Anh hùng Núp cùng với dân làng đứng lên chống Pháp. Ảnh: Ngọc Duy

Chị Nông Thị Cảnh-Nhân viên quản lý Nhà lưu niệm Anh hùng Núp-cho biết: “Hiện nơi này đang trưng bày khoảng 281 hình ảnh, tư liệu, kỷ vật về Anh hùng Núp. Còn nếu tổng hợp cả hiện vật văn hóa của đồng bào Bahnar như trang phục, công cụ lao động sản xuất… thì nhà lưu niệm đang lưu giữ trên 400 hiện vật, tư liệu và hình ảnh. Để tạo sự mới mẻ, thu hút, các nhân viên thường xuyên luân phiên thay đổi hiện vật trưng bày”.

Cũng theo chị Cảnh, tất cả hiện vật, hình ảnh lúc sinh thời của Anh hùng Núp đều do gia đình ông trao tặng. Được nhìn ngắm một số hiện vật như bài phát biểu, những quyển sách Anh hùng Núp từng đọc lúc sinh thời, chiếc cung tên ông từng dùng săn bắn… chúng tôi không khỏi xúc động.

z6468292192773-e15a5b17c0fcae23675484996e1d0353.jpg
Một số dụng cụ thô sơ được Anh hùng Núp và dân làng Stơr sử dụng làm vũ khí đánh giặc. Ảnh: Ngọc Duy

Trong cuốn nhật ký ghi lại cảm nhận của du khách đến tham quan nhà lưu niệm, chúng tôi ấn tượng với một đoạn chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Trung-Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh: “Chuyến đi đã mang lại cho đoàn rất nhiều cảm xúc xúc động, tự hào về Anh hùng Núp và những người con của núi rừng Tây Nguyên trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Sự hy sinh, chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi gian khổ của ông là động lực lớn giúp cán bộ, đảng viên của trường thêm mạnh mẽ, quyết tâm đoàn kết, lao động sáng tạo để cống hiến, xây dựng nhà trường và đất nước phồn vinh, giàu đẹp. Trân trọng biết ơn Anh hùng Núp và đồng bào Tây Nguyên”.

Không riêng gì ông Trung, trong từng trang nhật ký còn lưu lại rất nhiều lời hay ý đẹp thể hiện sự tự hào và biết ơn của du khách dành cho Anh hùng Núp. Theo thống kê, sau dịch Covid-19, lượng khách đến đây tăng lên khoảng hơn 3.000 lượt/năm so với trước đó.

20250325-105628.jpg
Chị Nông Thị Cảnh-Nhân viên quản lý Nhà lưu niệm Anh hùng Núp hướng dẫn khách tham quan các hình ảnh, tư liệu, hiện vật. Ảnh: Ngọc Duy

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Như Hướng-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kbang-cho hay: Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), huyện dự kiến trưng bày thêm một số hình ảnh liên quan đến Anh hùng Núp, đồng thời bổ sung các hiện vật nhằm làm phong phú thêm không gian trưng bày, qua đó phục vụ du khách yêu mến văn hóa-lịch sử tìm về với quê hương người anh hùng.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.