(GLO)- Trong 10 năm đảm nhận vai trò Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), cô Khương Thị Ngọc Ánh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để gắn kết học sinh và trang bị kiến thức, kỹ năng để các em trưởng thành hơn.
(GLO)- Bản tin hôm nay có những nội dung sau: Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên là Trưởng BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; Người trồng mì thiệt hại kép; Cánh én hồng ở ngôi trường mang tên Anh Hùng Núp; Một phụ nữ ở Đức Cơ bị lừa hơn 1,9 tỷ đồng khi tham gia bán hàng qua mạng…
(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.
(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-9, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh.
(GLO)- Những ngày qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kiều bào và bạn bè quốc tế đều bày tỏ sự xúc động, tình cảm tiếc thương, đau buồn khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.
(GLO)- Trong chuyến công tác, nghiên cứu thực tế tại Gia Lai, sáng 13-5, đoàn công tác Học viện Quốc phòng (HVQP) thành kính dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết; tượng đài Anh hùng Núp trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh (TP. Pleiku) và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
(GLO)- Nhiều người và nhiều hãng thông tấn báo chí chụp ảnh Anh hùng Núp. Trong đó, bức ảnh “Bok Núp” của anh Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) được nhận xét là một trong những bức chân dung đẹp nhất.
(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).
(GLO)- Sáng 26-4, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khai mạc triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”.
(GLO)- Ngày 2-5-2024 là tròn 110 năm Ngày sinh Anh hùng Núp (1914-1999), người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, trong khuôn khổ triển lãm “Di sản văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”, Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông.
(GLO)- Ngày 26-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”.
Kbang thi trắc nghiệm tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Anh hùng Núp; Ông Phạm Minh Trung được bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021-2026; Phân bổ nguồn vốn trung ương 90 tỷ đồng để triển khai 3 dự án giao thông tại Đak Đoa, Mang Yang và Kông Chro; Khởi công xây dựng Thư viện xanh tại Trường Tiểu học và THCS Phạm Hồng Thái… là một số thông tin đáng chú ý hôm nay.
(GLO)- Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Anh hùng Núp” bằng hình thức trắc nghiệm qua mạng Internet.
(GLO)- Ba ngày sau khi lên Gia Lai-Kon Tum nhận công tác, tôi được gặp bác Núp. Ấy là khi đang đi “thám thính“ Pleiku theo cái vòng tròn Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Hai Bà Trưng thì tôi rẽ xuống Hoàng Hoa Thám. Lúc ấy, đường nhỏ và nhiều cây. Thấy một ngôi biệt thự và trước ngôi biệt thự 2 tầng khá đẹp ấy là một ông già tóc râu rất đẹp, mắt nhỏ hấp háy và sáng, mặc nguyên bộ comple, địu một đứa bé sau lưng. Tôi rất lạ, lạ nhất là lại có người mặc comple ngay cả khi địu cháu. Về, tôi cứ thắc thỏm, dân Pleiku oách thật, mặc vest ngoài giờ làm việc.
(GLO)- Vào văn chương, phim ảnh và bao hồi ức trên báo chí, dường như vẫn còn chưa đủ về cuộc đời của Anh hùng Núp. Đậm đặc cốt cách Bahnar, sự tiếp cận mọi góc hướng về con người ông vẫn luôn là một điều mới mẻ và hấp dẫn. Chuyện kể của ông Hồ Văn Ba từng là cần vụ của Anh hùng Núp sẽ cho ta cảm nhận thêm điều ấy.
(GLO)- Làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) gắn liền với tên tuổi của Anh hùng Núp. Trải qua bao biến đổi nhưng những nét văn hóa đặc sắc vẫn được người Bahnar gìn giữ cho tới ngày nay. Đặc biệt, mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc, dân làng lại hân hoan, rộn ràng chuẩn bị món đặc sản cá đá để đãi khách quý.
(GLO)- Được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955, Đinh Núp (1914-1999) là hình ảnh đại diện của những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đứng lên chống Pháp. Tên tuổi của ông càng được nhiều người biết đến hơn thông qua tiểu thuyết “Đất nước đứng lên“ của nhà văn Nguyên Ngọc hay ca khúc “Hát mừng Anh hùng Núp“ của nhạc sĩ Trần Quý.
(GLO)- Đến Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), du khách không phải mua vé vào cổng và được chiêm ngắm những hiện vật, nghe kể những câu chuyện thú vị về đời sống văn hóa của đồng bào Bahnar, về Anh hùng Núp.
(GLO)- Anh hùng Núp là một người Bahnar nổi tiếng, cả trong đời thực và văn học nghệ thuật. Ông từng là đại biểu Quốc hội, là một trong những cán bộ lãnh đạo uy tín của Gia Lai-Kon Tum. Ông được ví như cánh chim đầu đàn của núi rừng Tây Nguyên trong kháng chiến với bài hát “Ca ngợi Anh hùng Núp“ của nhạc sĩ Trần Quý, là nguyên mẫu độc đáo trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên“ của nhà văn Nguyên Ngọc, là nhân vật chính trong bộ phim nhựa cùng tên của đạo diễn Lê Đức Tiến... Nhưng có lẽ còn một điều chưa nhiều người biết: Ông đã từng làm thơ.
Đinh Núp - tên thật anh hùng Núp, nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc được UBND thành phố Hà Nội đề xuất đặt làm tên đường mới cho quận Cầu Giấy.