Trao tặng hiện vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những kỷ vật quý giá từng gắn bó với Anh hùng Núp (1914-1999) vừa được gia đình trao tặng cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Đây là nghĩa cử đẹp của người thân Bok Núp với mong muốn Bảo tàng tiếp tục phát huy giá trị, lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Gia đình Anh hùng Núp trao tặng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Gia đình Anh hùng Núp trao tặng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Hơn 200 hiện vật, trong đó chủ yếu là hình ảnh vừa được bà Giang Kim Năm-con dâu Anh hùng Núp (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang) cùng các thành viên trong gia đình trao tặng cho Bảo tàng tỉnh nhân kỷ niệm110 năm ngày sinh của ông (2/5/1914-2/5/2024).

Có những kỷ vật quý như cái chăn do cố Tổng Bí thư Đỗ Mười tặng khi Anh hùng Núp điều trị trong bệnh viện, huy hiệu do lãnh tụ Fidel Castro tự tay đeo cho ông khi sang thăm đất nước Cuba; một số kỷ vật khi còn sống ông hay sử dụng như 2 cái ghế, kính mắt. Đặc biệt, trong số đó có những kỷ vật gắn với kỷ niệm riêng tư của gia đình như vòng tai Anh hùng Núp tặng cho con dâu và khăn, mũ thổ cẩm của bà Chrơ-người vợ nối dây của ông.

Chị Đinh Giang Hiền (bìa trái)-cháu nội Anh hùng Núp và Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ (Trưởng phòng quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch)-tác giả chụp bức chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Chị Đinh Giang Hiền (bìa trái)-cháu nội Anh hùng Núp và Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ (Trưởng phòng quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch)-tác giả chụp bức chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Bà Giang Kim Năm-người con dâu đã chăm sóc Anh hùng Núp những năm cuối đời, cũng là người đã chắt chiu gìn giữ những kỷ vật của ông kể từ khi ông rời cõi tạm xúc động kể: “Từ khi cha tôi mất (năm 1999), tất cả những gì của ông dù nhỏ nhất đều được tôi cất giữ cẩn thận, nguyên vẹn. Theo phong tục của người Bahnar, khi 1 người về cõi atâu thì tất cả những gì thuộc về người chết đều phải chôn theo. Nhưng trước khi cha mất đã dặn phải trao đồ đạc lại cho Nhà nước. Ước nguyện của ông là muốn mọi người hiểu được những đóng góp của các dân tộc Tây Nguyên.

Do vậy, tôi đã làm theo di nguyện ấy, nhưng vẫn giữ lại 1 số kỷ vật vì có quá nhiều kỷ niệm giữa ông với gia đình. Như cái kính ông đeo khi còn sống, cái ghế ông hay ngồi, cái giường của ông, những đồ vật ông tặng cho người thân…tất cả đều gợi những kỷ niệm, khiến chúng tôi lúc nào cũng nhớ đến ông. Nhưng gia đình bàn bạc và quyết định tặng lại hết cho Bảo tàng. Chúng tôi mong những hiện vật tiếp tục được gìn giữ, bảo quản tốt nhất để chúng có thể kể cho con cái mai sau về cuộc đời và sự nghiệp của một người con của vùng đất Tây Nguyên bất khuất này”.

Bà Giang Kim Năm (bìa trái) và con gái bên chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Bà Giang Kim Năm (bìa trái) và con gái bên chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Trước đó, gia đình bà Giang Kim Năm đã tặng cho Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) 238 hiện vật, tặng cho Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam (tỉnh Hòa Bình) 8 hiện vật. Bà Giang Kim Năm cho biết thêm: “Sắp tới đây, chúng tôi sẽ tặng lại tất cả những gì liên quan đến Anh hùng Núp do gia đình lưu giữ suốt mấy chục năm qua cho Bảo tàng tỉnh. Ước mong của tôi là những thứ nhỏ nhất liên quan đến ông như 1 mẩu giấy, 1 lá đơn, 1 tấm ảnh… cũng sẽ được gìn giữ cẩn thận”.

Là cháu nội của Anh hùng Núp, chị Đinh Giang Hiền không giấu được sự xúc động khi gia đình trao tặng kỷ vật của ông nội. Chị chia sẻ: “Tôi sinh được 1 năm thì ông nội mất, lúc đó còn quá nhỏ nên không có ký ức gì về ông. Rất may là mẹ tôi còn giữ lại hầu hết những kỷ vật, hình ảnh. Mẹ cũng kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện ngỡ như trong sử thi nhưng lại hoàn toàn có thật về ông nội. Điều đó khiến tôi rất tự hào về ông, một người anh hùng. Khi mẹ quyết định trao tặng hiện vật cho Bảo tàng, chúng tôi ủng hộ và hoàn toàn tin tưởng Bảo tàng tỉnh sẽ giúp lan tỏa được giá trị của hiện vật đến công chúng”.

Tượng đài Anh hùng Núp trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Tượng đài Anh hùng Núp trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Tại buổi tiếp nhận hiện vật, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai trao chứng nhận, bày tỏ sự tri ân trước nghĩa cử của gia đình Anh hùng Núp. Ông Lê Thanh Tuấn cho biết: “Chúng tôi rất cảm kích nghĩa cử của gia đình, nhất là bà Giang Kim Năm đã gìn giữ kỷ vật suốt mấy chục năm qua và trao tặng số lượng hiện vật lớn cho Bảo tàng. Đây sẽ là nguồn bổ sung làm phong phú thêm những hiện vật, hình ảnh, tư liệu quý về Bok Núp hiện có tại Bảo tàng tỉnh. Hành động ý nghĩa của gia đình Anh hùng Núp cũng góp phần lan tỏa phong trào hiến tặng hiện vật.

Ông Lê Thanh Tuấn (bìa phải)-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai trao chứng nhận, cảm ơn nghĩa cử của đình Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Ông Lê Thanh Tuấn (bìa phải)-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai trao chứng nhận, cảm ơn nghĩa cử của đình Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Chúng tôi sẽ nỗ lực bảo vệ, bảo quản khoa học để gìn giữ, đồng thời có kế hoạch tổ chức triển lãm chuyên đề để phát huy giá trị hiện vật đến công chúng, giúp mọi người hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng lừng lẫy của một người con ưu tú của Tây Nguyên”.

Có thể bạn quan tâm

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.