Dịp lễ 30-4 và 1-5: Triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 26-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”.

Triển lãm diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, gồm 3 phần nội dung: “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Hội nhập và Phát triển”; “Từ Điện Biên Phủ đến chiến thắng Đăk Pơ”; “Anh hùng Núp-niềm tự hào của Tây Nguyên”.

Khai mạc vào dịp lễ 30-4, 1-5 và kéo dài trong 1 tháng, triển lãm được tổ chức nhằm chào mừng 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024); kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2024); 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và 110 năm ngày sinh Anh hùng Núp (2/5/1914-2/5/2024).

Toàn cảnh Côn Đảo. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo

Toàn cảnh Côn Đảo. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo

Với gần 300 tư liệu và hình ảnh được chọn lọc, triển lãm “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Hội nhập và Phát triển” sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về lịch sử, sự kiên trung, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước Việt Nam nói chung, những người con vùng đất Gia Lai nói riêng; đồng thời giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tiềm năng, phát triển của Côn Đảo ngày nay.

Trong khi đó, triển lãm “Từ Điện Biên Phủ đến chiến thắng Đăk Pơ” sẽ trưng bày 100 hình ảnh, tư liệu liên quan đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, sau đó là chiến thắng Đăk Pơ (Gia Lai) ngày 24-6-1954, được ví như một “Điện Biên Phủ ở Liên khu 5”, góp phần đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương. Chiến thắng Đăk Pơ là bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân Tây Nguyên và Gia Lai nói riêng.

Một số hình ảnh về Anh hùng Núp sẽ trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Nhà Lưu niệm Anh hùng Núp

Một số hình ảnh về Anh hùng Núp sẽ trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Nhà Lưu niệm Anh hùng Núp

Trong khuôn khổ triển lãm “Di sản văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”, Bảo tàng tỉnh cũng sẽ thực hiện trưng bày triển lãm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Anh hùng Núp. Với khoảng 30 bức ảnh tư liệu quý hiếm, triển lãm sẽ khái quát về những dấu ấn nổi bật trong cuộc đời hoạt động và cống hiến của Anh hùng Núp cho cách mạng, cho quê hương, đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Màu Tết “bên cồn”

Màu Tết “bên cồn”

(GLO)- “Bên cồn” trang trí, bày biện đón Tết ra sao là thắc mắc của không ít người sau khi trào lưu “đám giỗ bên cồn” thành cụm từ viral trên mạng xã hội mới đây.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

(GLO)- Trong tâm thức, mỗi người Việt luôn trân trọng những cảm xúc đẹp với hương vị xưa quen thuộc, bình dị của Tết cổ truyền. Để hồi nhớ về không khí truyền thống ấy, khi Tết đến, xuân về, nhiều hàng quán, trường học…tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã tái hiện lại những hình ảnh của Tết xưa đầy ấn tượng.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Gìn giữ, phát huy những nghi lễ truyền thống, cộng đồng người M’nông Gar ở xã Đắk Phơi (huyện Lắk) đã phục dựng và trình diễn thành công lễ rước hồn lúa về kho, một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất của dân tộc mình.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.