Lễ thức, phong tục Tây Nguyên: Còn nhiều điều khám phá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngay cả những người có thời gian nghiên cứu, gắn bó lâu dài với văn hóa Tây Nguyên cũng không dám chắc là mình đã am tường về lễ thức, phong tục hết sức đa dạng, đậm tính truyền thống và nhân văn của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây.

Sự đa dạng ấy đã làm nên bản sắc và sức hấp dẫn của đất và người Tây Nguyên với nhiều điều đang chờ khám phá.

Với tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar, Jrai tại Gia Lai có rất nhiều vị thần bảo vệ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng như: thần nước, thần núi, thần rừng, thần lúa… Dù đời sống ngày càng phát triển, nhiều hiện tượng tự nhiên trước kia mang màu sắc thần bí đã được khoa học giải đáp, song trong các cộng đồng vẫn duy trì nhiều lễ thức truyền thống với sự biết ơn dành cho Mẹ thiên nhiên, gửi gắm mong cầu và niềm tin về mùa màng tươi tốt, sự bình an…

Đơn cử, sau thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19 cùng một số lý do khác, lễ cúng Yă Pum-vị nữ thần duy nhất trong thế giới đa thần của người Jrai bên bờ sông Ayun vừa được UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) phối hợp với thôn Sô Ma Hang A phục dựng. Yă Pum được xem là vị thần giúp dân làng đánh đuổi giặc ngoại xâm, xua đuổi tà ma, dịch bệnh.

Để tưởng nhớ công lao của Yă Pum, vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, trước lễ cúng bến nước 1 tuần, người dân thôn Sô Ma Hang A đều tổ chức lễ cúng.

Điều thú vị là trong khi không ai biết các vị thần khác có hình dáng như thế nào thì Yă Pôm được dân làng kỳ công khắc họa qua 1 hình nộm bằng rơm, trên mặt đeo chiếc mặt nạ tô than đen, trước ngực cắm mũi tên mô phỏng cảnh bị thương khi đang chiến đấu. Nghi thức lễ cúng được thực hiện đầy đủ, trang nghiêm như các lễ thức quan trọng khác của cộng đồng.

1vc-3778.jpg
Mô hình Yă Pôm là một hình nộm làm bằng rơm mới, phía trước đeo mặt nạ và gắn cung tên, phía sau đeo lồng gà để ngụy trang, giúp cất giấu vũ khí đánh đuổi kẻ thù. Ảnh: V.C

Nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú khi lần đầu biết biết đến lễ cúng Yă Pum. Ngay cả người dân sinh sống dọc sông Ba không phải ai cũng từng nghe tên lễ thức độc đáo này. Anh Rcom Dam Mơ Ai-người gắn bó với phong trào văn hóa-văn nghệ của thị xã Ayun Pa-cho hay: Tuy là “hàng xóm” với Phú Thiện nhưng đây là lần đầu tiên anh biết về lễ cúng vị nữ thần này. Với anh, đây là hoạt động ý nghĩa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số địa phương.

Tập sách “Tín ngưỡng và tôn giáo dân tộc Bahnar, Jrai” của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Thị Kim Vân cũng ghi nhận Yă Pum là vị nữ thần có ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào Bahnar. Bà là con của Bok Kei Đei và Yă Kung Keh-2 vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Yă Pôm giàu lòng nhân ái, thường cứu giúp người nghèo khổ nên được người Bahnar rất yêu mến và hay mời về trong những buổi tế lễ.

Trước đó, khi nghe đến tục phạt vạ bằng… thổ cẩm của bà con Bahnar xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang), Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân cũng chia sẻ cảm giác bất ngờ, lý thú dù bà đã thông thuộc hầu khắp các vùng trong tỉnh qua nhiều đợt điền dã. Theo đó, thay vì hình thức phạt vạ bằng heo, gà…, nhiều gia đình yêu cầu phải đền bằng trang phục thổ cẩm.

Lâu nay, tại các buôn làng, bên cạnh những quy định của pháp luật thì tục phạt vạ vẫn duy trì nhằm tăng tính nghiêm minh, song phạt vạ bằng thổ cẩm thì đúng là “có một không hai”. Ngoài tính răn đe đối với hành vi vi phạm, lệ tục này còn góp phần hữu hiệu duy trì các giá trị văn hóa truyền thống nên rất đáng hoan nghênh.

Có thể khẳng định, đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên là vô cùng phong phú và có rất nhiều điều chưa thể nói là đã tường tận. Gần đây là câu chuyện thú vị về hòn đá Chlơi liên quan đến vị Vua Lửa đầu tiên tên Ksor Chlơi. Cụ thể, hòn đá nằm cạnh lùm cây ở cánh đồng Plei Dmun (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) lâu nay được người dân địa phương tôn thờ, xem là hóa thân của Chlơi sau khi bị đuổi đánh, chặt đứt các bộ phận trên cơ thể.

Trước kia, mỗi khi hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, dân làng thường đến chỗ hòn đá Chlơi để tổ chức lễ cúng nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người bình an, khỏe mạnh. Tùy theo hoàn cảnh gia đình, có người cúng gà, heo hoặc thậm chí là trâu và nhiều ghè rượu.

Vài năm trước, cộng đồng mạng từng “dậy sóng” về một clip ghi lại nghi thức Mừng lúa mới của đồng bào Bahnar tại huyện Kbang. Trong clip có 2 nhân vật múa hề (pơtual) giúp tăng không khí hân hoan, phấn khích cho lễ hội. Người đàn ông mình trát đất sét, đeo một vật tượng trưng cho sinh thực khí nam, người nữ hóa trang với bụng bầu, nhảy múa vui nhộn, theo sau là đội cồng chiêng.

Nhiều người cho rằng cảnh tượng này là dung tục nhưng trên thực tế, phong tục thờ sinh thực khí nam, nữ và việc duy trì lễ hội phồn thực đều xuất phát từ tín ngưỡng cổ xưa, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nông nghiệp khu vực Đông Nam Á với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở của con người, vạn vật.

cac-le-thuc-phong-tuc-truyen-thong-mang-y-nghia-tot-dep-nhan-van-doc-dao-nen-duoc-khuyen-khich-phuc-dung-to-chuc-rong-rai.jpg
Các lễ thức, phong tục truyền thống mang ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn nên được khuyến khích phục dựng, tổ chức rộng rãi. Ảnh: P.D

Sự thú vị mà đến nay chưa được khám phá hết trong đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thêm một lần nữa nhắc nhở về việc tôn trọng đa dạng văn hóa, từ đó gìn giữ, bảo tồn và trao truyền. Theo đó, các lễ thức, phong tục truyền thống mang ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn, độc đáo nên được khuyến khích phục dựng, tổ chức rộng rãi. Chính sự thống nhất trong đa dạng là sức mạnh nội tại của văn hóa, tạo lợi thế phát triển đất nước bền vững trước những thách thức của quá trình hội nhập.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.