Lai lịch chiếc trống đồng Đông Sơn được phát hiện tại Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Du khách đến tham quan Bảo tàng tỉnh Kon Tum không khỏi bất ngờ khi tại đây trưng bày một chiếc trống đồng Đông Sơn.

Điểm đặc biệt là trống có cái tên rất Tây nguyên - Đăk Glao. Đây là tên một dòng suối ở xã Đăk Ui (H.Đăk Hà, Kon Tum), nơi phát hiện ra chiếc trống.

Theo hồ sơ hiện vật của Bảo tàng tỉnh Kon Tum, trống Đăk Glao cao 24 cm, đường kính mặt 34 cm. Mặt trống chờm ra khỏi tang. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao 10 cánh. Xen giữa các cánh là hình chữ V lồng. Từ tâm ra có 9 vòng hoa văn trang trí khá đặc biệt. Trên mặt trống có 4 khối tượng hình con cóc ngồi, đầu hướng ngược chiều quay của kim đồng hồ. Cóc có thân rỗng, đầu nhọn, cổ nghểnh và được trang trí bằng các đường vạch ngắn trên thân. Phía dưới mặt, tang trống phình tròn đều và thu hẳn về phía thân. Lưng trống bóp lại, thon dài hình trụ. Thân trống có 2 cặp quai (một đã mất). Chân trống cao và hơi choãi.

Mặt trống Đăk Glao - hiện lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN. ẢNH: PHẠM BÌNH VƯƠNG
Mặt trống Đăk Glao - hiện lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN. ẢNH: PHẠM BÌNH VƯƠNG

Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng Đăk Glao được xếp vào trống Đông Sơn muộn, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 - 2.500 năm.

Cũng theo Bảo tàng tỉnh Kon Tum, hơn 100 năm trước, tháng 11.1921, chiếc trống đồng được ông Jérusalémy, Công sứ tỉnh Kon Tum, phát hiện ở dưới lòng suối Đăk Glao, một nhánh của suối Đăk Ui. Thời điểm phát hiện, trống đồng chỉ còn lại hai mảnh: một mảnh mặt dính với một phần của tang, và một mảnh gồm có phần lưng và chân. Hai mảnh có thể ghép lại với nhau.

Năm 1922, trống được một học giả người Pháp là V.Goloubew thông tin trên tập san Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp. Năm 1987, trống đồng Đăk Glao được các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học VN giới thiệu trong sách Trống Đông Sơn do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. Chiếc trống này cũng đã được đưa đi lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN (Hà Nội).

Theo ông Trần Văn Lâm, Phó trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, trống đồng Đông Sơn (thế kỷ 7 trước công nguyên - thế kỷ 2 sau công nguyên) là biểu tượng văn hóa của người Việt cổ, vốn phát triển mạnh ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Việc tìm thấy trống đồng ở Kon Tum cho thấy khu vực này có mối liên hệ chặt chẽ với nền văn hóa Đông Sơn, qua các hoạt động giao thương, trao đổi văn hóa hoặc di cư của các tộc người cổ.

Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.