Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.

Theo các tài liệu Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới và Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn: Cây là một trong những biểu tượng phổ biến và phong phú nhất của văn hóa loài người. Mỗi một tộc người trên trái đất đều có thể có một hay hơn một cây vũ trụ. Như cây sồi của người Hy Lạp, La Mã, Do Thái, Phần Lan; cây tùng của người da đỏ châu Mỹ; cây dâu tằm, cây đào, của người Thái, người Hoa; cây si của người Mường… Với đạo Thiên Chúa thì có cây chữ thập = Cây đời = Cây Chúa trời, với đạo Phật là cây bồ đề = Cây đời = Cây Phật tổ, đạo Hindu là cây vũ trụ, có rễ là thần Brahma, thân là thần Siva, cành là thần Visnu. Nhiều tộc người trên thế giới còn có quan niệm đồng nhất cây với người, như tục kết hôn với cây… Bởi cây là biểu tượng của sự sống, là biểu tượng của người mẹ mắn con, của sức sống và sự phồn thực… Đây là một hiện tượng mang tính phổ quát về tư duy vũ trụ quan của người cổ đại.

Cây bằng đồng có chim đậu

Cây bằng đồng có chim đậu

Ngoài ra, Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới còn cho biết: Cây vũ trụ được thể hiện có chim đậu trên cành thì ngoài ý nghĩa nguồn gốc vũ trụ của chúng, chim còn tượng trưng cho cả linh hồn tổ tiên. Còn theo các thần thoại Trung Á, Xibia và nhất là Indonesia, thì những con chim đậu trên cành cây vũ trụ là biểu trưng cho hồn người.

Một cây bằng đồng cũng có chim đậu của nền văn hóa Đông Sơn được phát hiện và công bố trong ấn phẩm Art of the bronze age in Southeast Asia, mặc dù thông tin về cây này rất ngắn: "Một nhành cây hiếm của mạch sống. Văn hóa Đông Sơn hoặc thời kỳ Giao Chỉ, Việt Nam. Niên đại 300 BC - 100 AD. Đồng thau, cao 10,8 cm". Cây được miêu tả: "Những nụ hoa sắp nở và một chú chim dường như đang bay ra từ đầu cành hoa này. Món đồ đồng tinh tế và độc đáo này thể hiện một cách hoàn hảo sự tinh tế của văn hóa vật chất Đông Sơn và sự làm chủ công nghệ trong quá trình đúc đồng".

Qua xem xét cây trong ảnh cho thấy, đúng là có một con chim đang đậu trên chiếc lá ở phần ngọn. Tiếc rằng cây đã bị gãy mất phần dưới và hai lá ở bên trái, thêm nữa là góc độ chụp cũng không phản ánh rõ hình chim cho lắm.

Vấn đề đặt ra ở đây là người Đông Sơn đúc cây này để sử dụng cho mục đích gì, cây này thuộc giống loại nào, có phải là cây vũ trụ không, hình chim thể hiện đậu trên cây có phải là biểu trưng cho hồn người như trong từ điển nêu trên không?

Với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, thì đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng, đặc biệt là 28 cây hoa ở vành hoa văn thứ 5 ở mặt trống Thành Công. Tiếp đến là còn phát hiện loài hoa này được trang trí lồng vào mặt trời trên khá nhiều trống và cả trên chiếc rìu. Ngoài ra còn phải kể đến những thể hiện về diễn biến cúc hóa chim rất phong phú. Tất cả đã cho thấy "văn hóa về mặt trời và hoa cúc" đã phát triển rực rỡ ở nền văn hóa Đông Sơn. Vì vậy, việc phát hiện cái cây bằng đồng có chim đậu này mặc dù là hiếm hoi nhưng cũng không có gì ngạc nhiên.

Mặt trời trên trống đồng Thanh Hóa

Mặt trời trên trống đồng Thanh Hóa

Vấn đề tiếp theo ở đây là chim. Cũng theo Tự điển Biểu tượng văn hóa thế giới thì ngoài biểu trưng hồn người ra, chim còn đóng vai trò cho các mối liên lạc giữa trời và đất. Như vậy, những hình ảnh của chim được khắc họa vô cùng phổ biến trong văn hóa Đông Sơn rất có thể liên quan đến vấn đề này. Chả thế mà một loại hoa thiêng là biểu tượng của mặt trời như loài cúc lại được các nghệ nhân Đông Sơn sử dụng làm đối tượng hóa chim. Điều này đã nói lên chim rất được sùng thượng trong đời sống tinh thần của người Đông Sơn.

Trở lại với cây bằng đồng có chim đậu: Về kiểu dáng của cây cho thấy rất giống với những cây cùng những cánh hoa được trang trí xen kẽ giữa các tia mặt trời ở trống đồng Thanh Hóa, và đã được chứng minh cây và hoa đó là loài cúc. Về sự sùng thượng chim trong văn hóa Đông Sơn như đã phân tích ở trên, chỉ có thể được giải thích bởi chim là biểu trưng cho hồn người và cả linh hồn tổ tiên, là mối liên lạc giữa trời và đất.

Tóm lại, việc tìm thấy cây vũ trụ của nền hóa Đông Sơn đã chỉ ra, tư duy vũ trụ quan của người Đông Sơn cũng không nằm ngoài tính phổ quát tư duy vũ trụ quan của loài người. Vậy là cùng với những phát hiện như Mặt trời - Hoa cúc, cỗ xe mặt trời, bánh xe mặt trời, cúc hóa chim, cho thấy diện mạo của văn hóa Đông Sơn rất phong phú.

Theo VŨ KIM LỘC (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.