'Bảo hiểm' cho di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM. Đây là sự kiện nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu di sản văn hóa. Bởi trước thách thức của thời gian, những công trình kiến trúc hơn 100 năm cần một “bảo hiểm” không chỉ đáp ứng việc số hóa di sản mà còn giúp khôi phục lại công trình như bản gốc trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Không dừng lại ở giải pháp Virtual 360 và mô hình 3D công trình, Portcoast đã ứng dụng công nghệ số hóa Nhà hát Thành phố theo mô hình thông tin xây dựng di sản (H-BIM, Heritage Building Information Modeling - Mô hình thông tin công trình di sản). Đây là công nghệ được UNESCO khuyến khích áp dụng trên toàn cầu, giúp các nhà quản lý có thể triển khai các dự án số hóa di tích một cách hiệu quả và bảo tồn được những giá trị văn hóa của nhân loại.

Theo đó, một phần công việc trong mô hình H-BIM là sử dụng quét laser 3D, tái hiện từng hoa văn điêu khắc, vòm mái cong đặc trưng với bức phù điêu hai thiên thần cùng cây đàn Lyre đặc trưng của thần thoại Hy Lạp và cả những lớp tường mang dấu ấn của thời gian. Nhờ đó, không gian tráng lệ của Nhà hát Thành phố được lưu giữ một cách chính xác, phục vụ cho công tác bảo tồn cũng như nghiên cứu kiến trúc sau này.

Ông Trần Tấn Phúc, Chủ tịch HĐQT Portcoast, phân tích: “Virtual 360 và mô hình 3D các hiện vật trưng bày là những công cụ hữu ích, giúp người xem có thể trải nghiệm di sản một cách trực quan và sinh động, ngay cả khi họ không thể đến thăm trực tiếp. Tuy nhiên, những công cụ này không thể thay thế cho việc đánh giá hiện trạng của công trình, phát hiện các vấn đề cần bảo tồn và xác định các giải pháp trùng tu, bảo tồn phù hợp. Trong khi đó, việc sử dụng dữ liệu 3D laser scan tạo ra mô hình H-BIM giúp xác định chính xác các chi tiết, từ đó giúp việc phục dựng hay trùng tu sẽ dễ dàng và đúng với nguyên mẫu của công trình”.

Thực tế có thể thấy, số hóa di sản là xu hướng của sự phát triển trong đời sống 4.0, tuy nhiên công nghệ hiện đại cần hơn hết là lựa chọn phù hợp, để giá trị trăm năm hay ngàn năm được “bảo hiểm” một cách trọn vẹn trước thách thức thời gian.

Theo THIÊN THANH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

null