Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh-cho rằng: “Trong 50 năm qua, chúng ta đã dồn nhiều tâm sức để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tại chỗ như người Jrai, Bahnar. Nhưng vẫn còn một khoảng trống chưa được quan tâm đúng mức, đó là văn hóa người Kinh tại Gia Lai”.

giay-to-mua-ban-ruong-dat-bang-chu-han-nom-qua-cac-trieu-dai-nha-nguyen-mot-nguon-tu-lieu-quy-mo-canh-cua-ve-qua-khu-anh-hbt.jpg
Giấy tờ mua bán ruộng đất bằng chữ Hán-Nôm qua các triều đại nhà Nguyễn-một nguồn tư liệu quý mở cánh cửa về quá khứ. Ảnh: HBT

An Khê được các nhà nghiên cứu xác nhận là khu vực có người Kinh định cư sớm nhất Tây Nguyên. Chính trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (khi triều Nguyễn đẩy mạnh khẩn hoang và người Việt được đưa lên cao nguyên làm việc tại các đồn điền), hàng loạt làng xã mới được hình thành.

Cùng với đó là sự ra đời của những ngôi đình, miếu thờ phụng các vị thần linh và những người có công khai khẩn, lập làng.

“Trong những thiết chế tín ngưỡng này, sổ tay, giấy tờ điền địa, văn bản Hán Nôm lưu giữ được rất nhiều tư liệu quý giá. Thế nhưng nhiều năm qua, vì thiếu nhân lực đọc hiểu chữ Hán Nôm, chúng ta gần như bị đứt đoạn trong việc khai thác kho tư liệu này. Việc khôi phục, nghiên cứu nghiêm túc di sản Hán Nôm là nhiệm vụ mang tính cấp thiết”-Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân nói.

Thực tế cho thấy, những người biết đọc văn tự cổ hiện không còn hoặc còn nhưng rất ít. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân chia sẻ thêm: “Thời điểm chúng tôi làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, việc đọc các câu đối, hoành phi cũng gặp nhiều khó khăn vì thiếu người am hiểu tường tận. Việc giải nghĩa chỉ dừng lại ở mức tương đối”.

Theo khảo sát của Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn và các cộng sự khi thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, di sản Hán Nôm tại đây đã có lịch sử khoảng 250 năm, chủ yếu gắn với cộng đồng người Kinh di cư lên Tây Nguyên từ cuối thế kỷ XVIII về sau.

Trong quá trình khảo sát thực địa, nhóm nghiên cứu đã thu thập được khoảng 2.000 đơn vị tư liệu hiện vật có văn tự Hán Nôm còn được lưu giữ tại 280 cơ sở cộng đồng và tư nhân, từ các đình, miếu, chùa, tư gia cho đến mộ phần, phân bố rải rác tại các địa phương trong tỉnh. Phần nhiều tư liệu ghi rõ tên địa danh cổ, một số tài liệu cung cấp thông tin về tổ chức xã hội địa phương, quy mô làng xã xưa. Đó là những minh chứng sống động về quá trình tích tụ đất đai và kiến lập làng xã.

Tuy nhiên, di sản tư liệu đang đứng trước nguy cơ mai một vì thiếu điều kiện bảo quản, thiếu người am hiểu và quan tâm; thiếu cả những dự án, đề tài nghiên cứu bài bản, quy mô.

a6e79aa2dbe069be30f1.jpg
Triển lãm Hán Nôm diễn ra tại Bảo tàng tỉnh góp phần đưa di sản tư liệu này tiếp cận gần hơn với công chúng. Ảnh: Bá Tính

Sau hội thảo khoa học về di sản Hán Nôm năm 2024 được giới chuyên môn đánh giá cao, Bảo tàng tỉnh đang mở cửa trưng bày giới thiệu hơn 100 tài liệu hiện vật và hơn 300 ảnh về di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh, thể hiện tiến trình lịch sử, văn hóa của địa phương từ đầu thế kỷ XIX đến nay.

Đây cũng là lần đầu tiên tại Gia Lai diễn ra triển lãm di sản tư liệu Hán Nôm-hoạt động thuộc đề tài khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn làm Chủ nhiệm.

Di sản tư liệu Hán Nôm thực tế không phải là di sản chết. Chúng luôn hiện diện trong đời sống con người theo những cách thức và phương diện khác nhau. Từ những câu đối treo trong đình, miếu, đến những bài văn tế được đọc trong các nghi lễ; từ gia phả trong các họ tộc đến bia mộ ngoài nghĩa trang; từ trang thờ thần Tài, Táo quân đến chậu hoa, bình trà, món cổ vật trưng bày trong mỗi gia đình...

Chính sự sống động đó khiến di sản Hán Nôm không chỉ mang giá trị bảo tồn mà còn là chìa khóa để giải mã lịch sử cư dân, văn hóa tín ngưỡng, mô hình lập làng, tập quán, tín ngưỡng cũng như cơ cấu xã hội truyền thống của người Kinh trên vùng đất mới.

Hiện nay, nhiều địa phương thực hiện sáp nhập và đổi tên làng, tên xã theo hướng phục hồi địa danh xưa như một cách trở về nguồn cội. Ở đây, di sản Hán Nôm là bằng chứng lịch sử có tính khoa học và độ tin cậy cao, giúp chúng ta cân nhắc khi lựa chọn tên gọi mới cho các địa danh. Bởi lẽ, địa danh không chỉ là cái tên mà còn là nơi lưu giữ ký ức văn hóa, lịch sử, truyền thống một vùng đất, một cộng đồng.

Trải qua hàng thế kỷ, các địa danh ấy bên cạnh tồn tại trên bản đồ hay các văn bản hành chính, còn được ghi dấu sâu đậm trong tâm thức của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.