“Mở cửa” quá khứ từ nghiên cứu di sản Hán-Nôm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Di sản Hán-Nôm tại Gia Lai xuất hiện từ khi nào, có những đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và đóng góp gì vào lịch sử-văn hóa của vùng đất? Đó là những vấn đề đặt ra tại hội thảo về chủ đề này do Bảo tàng tỉnh tổ chức sáng 23-5.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Khoa học-Xã hội vùng Nam Bộ.

Thực trạng di sản Hán-Nôm

Theo Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh)-Chủ nhiệm đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, theo khảo sát bước đầu của nhóm nghiên cứu, di sản Hán-Nôm ở Gia Lai có trong khoảng 250 năm lịch sử. Chủ nhân của loại hình di sản này chủ yếu là người Kinh.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập hơn 1.500 đơn vị tài liệu văn tự Hán-Nôm các loại được lưu trữ tại 280 cơ sở tư nhân và cộng đồng, phân bố ở 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, An Khê có số lượng văn tự Hán-Nôm nhiều nhất, mức độ tập trung dày nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, nguồn di sản này đang đứng trước nguy cơ mai một nếu không được bảo vệ kịp thời và đúng cách.

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (thứ 2 từ trái sang) giải mã văn tự Hán-Nôm trên sắc thần tại đình Tân Tạo (xã Thành An, thị xã An Khê). Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (thứ 2 từ trái sang) giải mã văn tự Hán-Nôm trên sắc thần tại đình Tân Tạo (xã Thành An, thị xã An Khê). Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn cho biết: Từ trước tới nay, công tác thống kê, sưu tầm di sản Hán-Nôm tại Gia Lai có 3 mốc thời gian: giai đoạn 1937-1938 (do các nhà nghiên cứu Pháp và Việt Nam tiến hành); giai đoạn 1970-1980 (do các nhà sử học đến từ Hà Nội), đây cũng là mốc thời gian khởi điểm trong lịch sử nghiên cứu di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh tại vùng An Khê; giai đoạn 2016-2019 do ông Nguyễn Hồng Thắng thực hiện với đề tài khoa học cấp tỉnh “Lịch sử và văn hóa vùng đất An Khê, Gia Lai”.

Tuy nhiên, di sản Hán-Nôm tại Gia Lai hiện chưa có những chuyên khảo, mà chủ yếu là sưu tầm và giới thiệu, trong đó chủ yếu tập trung vào tài liệu sắc phong ở một số ngôi đình tại An Khê.

Trong khi ngoài sắc phong thì gia phả, giấy tờ đất đai được lưu giữ tại các tư gia, văn tự trên các ngôi mộ cổ của người Kinh và trên ghè (thường là triện ghi tên/hiệu lò sản xuất) được người Jrai, Bahnar sử dụng cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi đây cũng là bằng chứng góp phần xác minh, khẳng định lịch sử di cư, định cư, giao lưu văn hóa của người Kinh, người Thượng.

Một đạo sắc thần bằng văn tự Hán-Nôm tại An Khê. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Một đạo sắc thần bằng văn tự Hán-Nôm tại An Khê. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” kế thừa thành quả của những người đi trước, tiếp tục bổ sung những khoảng trống về tài liệu, tiến tới xây dựng một bộ dữ liệu tương đối đầy đủ toàn diện về di sản Hán-Nôm tại tỉnh. Đây cũng là nền tảng, căn cứ khoa học đáng tin cậy để từ đó nhận thức đúng đắn về di sản văn tự.

Bảo tồn di sản

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, chuyên gia Hán-Nôm đều chung quan điểm khi đề cao ý nghĩa xã hội, vai trò kết nối quá khứ-hiện tại của di sản Hán-Nôm.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh-cho rằng: Từ trước tới nay, những nghiên cứu lịch sử-văn hóa của người Việt ở Gia Lai nói chung, An Khê (vùng đất định cư đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên) nói riêng thường phải sử dụng tư liệu bậc 2, tức từ nguồn nghiên cứu, trích dẫn đã công bố của người đi trước, chứ không phải từ tư liệu gốc bởi Gia Lai không có chuyên gia Hán-Nôm.

Do đó, đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” đã bù lấp khoảng trống này.

“Trữ lượng tài liệu văn tự Hán-Nôm mà nhóm nghiên cứu thu thập và “giải mã” là con số vô cùng ý nghĩa, cung cấp nguồn tư liệu khoa học quan trọng, xác thực, có thể xem là tư liệu gốc đáng tin cậy cho các nghiên cứu lịch sử-văn hóa Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung trong những nghiên cứu thực hiện ở giai đoạn sau”-Tiến sĩ Vân đánh giá.

Tiến sĩ Đỗ Thị Bích Tuyển-Viện Nghiên cứu Hán-Nôm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Tiến sĩ Đỗ Thị Bích Tuyển-Viện Nghiên cứu Hán-Nôm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Là chuyên gia nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, Tiến sĩ Đỗ Thị Bích Tuyển nhấn mạnh: “Di sản Hán-Nôm bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, không chỉ có ý nghĩa về mặt văn tự học, hay văn hóa tín ngưỡng, mà còn là kho tàng di sản tư liệu, ký ức, lịch sử, nhân sinh quan của con người, gắn với quá trình sinh tồn và kiến tạo văn hóa.

Chúng tôi rất vui mừng khi có những đề tài nghiên cứu quy mô, đánh giá thực trạng của di sản Hán-Nôm và giá trị, đặc điểm, các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị. Qua đó có thể nhận diện một cách đầy đủ và khách quan về di sản văn hóa, từ đó đề xuất những phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách hiệu quả nhất”.

Còn Tiến sĩ Huỳnh Vĩnh Phúc (Viện Khoa học-Xã hội vùng Nam Bộ) đề xuất: “Cần tiến hành điều tra khảo sát tổng thể kho tàng di sản Hán-Nôm, làm phiếu lý lịch, thông tin cho từng cơ sở lưu trữ, từng hiện vật gốc, đồng thời số hóa bằng hình ảnh các hiện vật gốc có văn tự Hán-Nôm. Ngoài ra, cần vẽ bản đồ mạng lưới phân bố, cơ sở lưu trữ Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh.

Đối với các kiến trúc cổ xưa, cần tôn trọng yếu tố gốc khi trùng tu, việc trùng tu cần mời chuyên gia kiến trúc cổ tư vấn để hạn chế tối đa việc làm biến dạng di tích. Nên mời chuyên gia văn tự tư vấn, giúp xử lý phục hồi những chữ viết tạo tác bằng trai/xà cừ hoặc bằng mảnh sành sứ, thủy tinh, sơn, mực trên nền gỗ, vôi vữa, giấy, vải, đá bị bong tróc, mờ nhòe để đảm bảo tính chính xác và thẩm mỹ”.


Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh: “Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, có thể khẳng định trong các nghiên cứu về khoa học xã hội Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung, mảng đề tài Hán-Nôm là một khoảng trống lớn. Trong khi Gia Lai là địa bàn đầu tiên ở Tây Nguyên có người Việt định cư, nhiều vấn đề lịch sử-văn hóa cần được giải mã qua tư liệu Hán-Nôm. Do đó, đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” có ý nghĩa và đóng góp quan trọng trong nghiên cứu văn hóa-lịch sử Gia Lai”.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.