Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

2 sắc phong cho thần Bạch Mã tại An Khê đình

Hình thành vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đình An Khê hay đình An Lũy (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo. Đình thờ các vị thần như: Thiên Y A Na, Thành hoàng bổn xứ, thần Bạch Mã, Ngũ hành nương nương, tiền hiền, hậu hiền…

tuc-tho-than-bach-ma-dd.jpg
Tại An Khê đình (thị xã An Khê) còn lưu giữ 2 sắc phong cho thần Bạch Mã. Ảnh: A.P

Ông Trần Ngọc Hỷ-Trưởng ban Quản lý đình An Khê-cho biết: Nghe các cụ kể lại rằng, ban đầu, An Khê đình được xây dựng trên một khu rừng rậm rạp, ở một gò cao gần bên suối, hướng mặt về phía Nam-nơi có ngọn núi Mò O trùng điệp. Do ảnh hưởng bởi thời cuộc, nhiều lần, các bậc cao niên, người dân phải dời đình đến những vị trí khác nhau. Cuối cùng thì tiến hành xây dựng đình trên gò đất cao như hiện nay.

“Về mốc thời gian hình thành An Khê đình, đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép cụ thể. Tuy nhiên, An Khê đình hiện còn lưu giữ 3 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn. Sắc phong năm Tự Đức thứ 33 (năm 1880) là sắc phong có mốc thời gian lâu nhất. Dựa vào đó có thể khẳng định An Khê đình đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ trước năm 1880. Trong 3 đạo sắc phong thì có 2 đạo sắc phong nhắc đến Bạch Mã thượng đẳng thần”-ông Hỷ thông tin.

Cũng theo ông Hỷ, nội dung các sắc phong thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần đã phù hộ, che chở, tạo phúc cho muôn dân, người người đều bình an, khỏe mạnh, đời sống no ấm, hạnh phúc và cho phép dân làng tiếp tục được thờ cúng vị thần Dương Uy, Ngự Võ, Bảo Chướng, Kiến Thuận, Hòa Nhu, Hàm Quang, Bạch Mã thượng đẳng thần, Bảo An, Chánh Trực, Hữu Thiện, Đôn Ngưng, Bản Cảnh Thành hoàng.

Hàng năm, tại đình An Khê diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội lớn và lễ cúng quan trọng như cúng Khai sơn, Quý Xuân, Quý Thu theo nghi thức truyền thống. Trong đó, lễ cúng lớn nhất là Quý Xuân diễn ra vào ngày 9 và 10-2 âm lịch do Ban nghi lễ đình An Khê thực hiện. Lễ cúng nhằm tưởng nhớ các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn, mở đất lập làng, lập xã; sau là bày tỏ ước nguyện, mong cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống người dân bình yên, ấm no, hạnh phúc.

Liên quan đến lễ cúng Quý Xuân, ông Hỷ cho biết thêm: Trước đây, sắc phong vua ban (sắc thần) được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy. Đình được xây dựng trên gò đất cao, bao quanh bởi rừng già, cây cổ thụ. Khi đó, nhà cửa còn thưa thớt. Để giữ gìn sắc thần, người dân trong vùng cùng các cụ trong Ban nghi lễ đình đóng góp xây dựng nhà sắc gần khu dân cư, tiện bề bảo vệ. Sau đó, sắc thần được đưa về bảo quản tại nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, nhân dịp lễ cúng Quý Xuân, Ban nghi lễ đình tổ chức nghênh sắc thần để con cháu biết, tưởng nhớ về nơi cất giữ ban đầu tại Tổ đình.

“Chúng tôi tổ chức cúng lễ theo nghi thức truyền thống. Nội dung văn khấn y theo các cụ, trước kính cao các vị thần linh, sau là các vị tiền hiền và luôn nhắc đến Bạch Mã thượng đẳng thần”-ông Hỷ chia sẻ.

Tín ngưỡng thờ thần Bạch Mã

Theo tín ngưỡng của người Việt vùng An Khê, Bạch Mã là thần may mắn, đem lại sự thành công, tài lộc. Tại thị xã An Khê, thần Bạch Mã thường được thờ chung với các vị thần Thiên Y A Na, Thành hoàng và một số vị thần khác tại đình làng.

2n.jpg
Bức bình phong vẽ hình long mã trước đình Tân Tạo (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê). Ảnh: A.P

Ông Nguyễn Đình Luân-Trưởng ban nghi lễ đình Tân Tạo (thôn 5, xã Thành An) cho hay: Các vị thần linh được dân làng thờ phụng trong đình gồm: Thiên Y A Na, Bạch Mã, Thành hoàng, La Sát, Tiêu Diện, Cao Các, Ngũ hành, Thổ địa, Sơn lâm chúa tể (thần Hổ), tiền hiền, hậu hiền. Dù đình làng đã trải qua nhiều lần di dời nhưng thành viên Ban nghi lễ đình vẫn gìn giữ, bảo quản 2 sắc phong vua ban cách đây hơn 1 thế kỷ khá nguyên vẹn.

Sắc thứ nhất phong riêng cho thần Thiên Y A Na, sắc thứ 2 cùng phong cho thần Bạch Mã và thần Thành hoàng. Dịch nghĩa sắc thứ 2 như sau: Sắc ban cho thôn Tân Tạo, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định thờ phụng vị: Bạch Mã Chi Thần, Bổn Cảnh Thành hoàng chi thần. Các ngài đã có công phò nước giúp dân tỏ rõ linh ứng. Từ trước tới nay chưa được đội ơn ban tặng sắc phong. Đến nay, trẫm nối thừa mệnh lớn, nhớ đến ơn thần, phong cho ngài Bạch Mã là Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng chi thần; phong cho ngài Bổn Cảnh Thành hoàng là Bảo An Chánh Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng chi thần. Chuẩn cho địa phương phụng thờ như trước. Thần hãy phù trợ bảo hộ cho dân chúng của ta. Hãy kính cẩn! Ngày 8 tháng 6 (nhuận) Duy Tân năm thứ năm (1911).

“Sắc phong là bảo vật vô giá, là niềm tự hào của dân làng chúng tôi. Việc tôn thờ các vị thần được phong sắc, được vua ban, được Nhà nước quyết định cho tôn thờ có ý nghĩa vô cùng to lớn với nhiều thế hệ người dân địa phương.

Theo truyền thống, hàng năm, Ban nghi lễ đình tổ chức cúng Khai sơn (ngày 10 tháng Giêng), cúng rằm tháng Giêng-thượng nguyên, rằm tháng 2-đại lễ cúng Quý Xuân, rằm tháng 4-Phật đản, rằm tháng 6-trung nguyên, rằm tháng 7-Vu lan và rằm tháng 10-hạ nguyên nhằm thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với các vị thần linh.

Đây là dịp để người dân cầu bình an, sức khỏe, may mắn, mùa màng bội thu, kinh tế phát triển và là dịp sum họp, gắn kết tình làng nghĩa xóm, duy trì, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của ông cha”-ông Luân nói.

3t-2416.jpg
Người dân (tổ 5, phường An Bình) đóng góp kinh phí xây dựng cổng đình An Dân bề thế, to đẹp. Ảnh: Ngọc Minh

Tại đình An Dân (tổ 5, phường An Bình) còn lưu giữ 2 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn, trong đó, đạo sắc phong thứ 2 hợp phong cho thần Bạch Mã và thần Thành hoàng do Vua Duy Tân năm thứ năm (1911) ban.

Ông Đặng Thành Long-Trưởng ban nghi lễ đình-bày tỏ: “Bao năm qua, được các vị thần phù hộ, độ trì, cộng đồng dân cư luôn bình yên, đời sống người dân được nâng cao, kinh doanh buôn bán thuận lợi, phát đạt. Tưởng nhớ công đức các thần ban phước lành, may mắn, nhiều năm qua, người dân thành tâm đóng góp kinh phí tu bổ, sửa chữa đình làng và tổ chức các kỳ tế lễ thần linh. Riêng năm 2024, bà con đóng góp gần 80 triệu đồng xây dựng cổng đình to đẹp, bề thế”.

Theo Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh), thần Bạch Mã là vị thần được người Kinh thờ phụng từ lâu đời tại miền Bắc nhưng phổ biến tại miền Trung và miền Nam. Sở dĩ gọi là “thái giám” là vì vị thần này thần thông quảng đại, khi hóa thành nam khi hóa thành nữ không xác định giới tính.

“Tại Gia Lai nói chung, An Khê nói riêng, Bạch Mã là vị thần phổ biến ở hàng thứ 3 sau Thành hoàng và Thiên Y A Na trong số các thần linh được người dân tin thờ và chính quyền công nhận bằng sắc phong.

Theo thống kê, hiện có 5 ngôi đình gồm: An Khê, An Dân, Tân Tạo (thị xã An Khê) và Tân Phong, An Thuận (huyện Đak Pơ) còn lưu giữ sắc phong vua ban cho thần Bạch Mã. Danh hiệu thần Bạch Mã ở An Khê được nhà vua phong tặng đầy đủ nhất là: Dương Uy, Ngự Vũ, Bảo Chướng, Kiện Thuận, Hòa Nhu, Hàm Quang, Dực Bảo, Trung Hưng, Thượng đẳng thần”-Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

(GLO)- Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những đội cồng chiêng “nhí” ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) không chỉ là kế thừa mà còn trở thành nhịp cầu nối dài mạch nguồn văn hóa truyền thống, để hồn cốt dân tộc tiếp tục sống mãi qua từng thế hệ.

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.