Phục dựng lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Sáng 24-4, tại sân nhà văn hóa buôn Mlah (xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Krông Pa tổ chức phục dựng lễ cúng cầu mưa của người Jrai.

phuc-dung-le-cung-cau-mua-cua-nguoi-jrai-o-buon-mlah-xa-phu-can-huyen-krong-pa-anh-vu-chi.jpg
Phục dựng lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa. Ảnh: Vũ Chi

Lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở Krông Pa là nghi lễ đặc sắc, thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Lễ cúng thường được tổ chức vào tháng 4 hàng năm với ước mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

cac-thieu-nu-jrai-trong-trang-phuc-truyen-thong-hoa-minh-vao-dieu-xoang-uyen-chuyen-nhip-nhang-mung-le-cung-cau-mua-anh-vu-chi.jpg
Các thiếu nữ Jrai trong trang phục truyền thống trình diễn nhảy xoang mừng lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Bên mâm lễ vật gồm 1 con bò, 5 ghè rượu, 5 đĩa thịt, 5 đĩa cơm và 5 chén rượu, già làng Nay Chưng chuyển lời thỉnh cầu của dân làng tới các Yang: “Ơ Yang trên cao. Ơ Yang nước, Yang đất, Yang mưa. Các ngài ở trên cao, ở trên núi, dưới sông, bên rừng. Hôm nay dân làng gom lễ vật, dựng ché rượu cần để dâng các ngài. Đất đai nứt nẻ, ruộng đồng khô hạn, cây cối héo úa. Người dân khát nước, trâu bò gầy mòn. Xin các ngài thương xót dân làng, mở cửa trời, đổ mưa thiêng xuống, tưới mát núi đồi, sông suối, đồng ruộng. Mưa xuống cho trâu bò béo tốt, người làng no ấm…”.

Lời cúng vừa dứt, thầy cúng lấy bát nước hất ra xung quanh làm phép. Tiếng chiêng trống nổi lên, thiếu nữ Jrai trong trang phục truyền thống hòa mình vào điệu xoang uyển chuyển nhịp nhàng.

thay-cung-cung-cac-khach-moi-thuong-thuc-ruou-ghe-chung-vui-sau-le-cung-anh-vu-chi.jpg
Thầy cúng cùng các khách mời thưởng thức rượu ghè chung vui sau lễ cúng. Ảnh: Vũ Chi

Thầy cúng nhấp ngụm rượu ghè đầu tiên rồi rót đầy các chén mời khách. Trong tiếng cồng chiêng vang vọng, người dân và du khách cùng ăn uống chung vui.

Phục dựng lễ cúng cầu mưa không chỉ là một hoạt động tín ngưỡng mà còn gắn kết cộng đồng chung tay gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Clip: Vũ Chi

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.