Ngân vang hát then, đàn tính trên quê hương Anh hùng Núp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Song song với phát triển kinh tế, người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) luôn “giữ lửa” nghệ thuật hát then, đàn tính để những giai điệu, thanh âm mãi ngân vang trên quê hương Anh hùng Núp.

img-3367.jpg
Để hát then, đàn tính Ngân vang trên quê hương Anh hùng Núp, một số phụ nữ làng Nam Cao (xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã thành lập nhóm. Ảnh: Ngọc Minh

Cẩn thận lấy cây đàn tính treo trên tường xuống, anh Hoàng Văn Trường (SN 1984 ở làng Cao Sơn) tự hào giới thiệu: Đây là cây đàn của bố anh mang từ quê hương Cao Bằng vào xã Tơ Tung lập nghiệp từ năm 1986. Sau những giờ lao động cực nhọc trên nương rẫy, bố anh thường đàn, hát cho cả nhà nghe. Cứ như vậy, giai điệu, âm thanh đẹp đẽ đã ngấm vào anh lúc nào không hay. Cùng với năng khiếu, niềm đam mê và được bố hướng dẫn, chỉ bảo, năm 16 tuổi anh đã biết đàn, hát.

“Người biết đánh đàn tính mà hát then được và ngược lại thì trình diễn tiết mục sẽ trọn vẹn hơn. Vì thế, ngoài đam mê đòi hỏi người đàn hát phải có năng khiếu. Trong làng hiện có khoảng 10 người cao tuổi biết đàn hát, còn người trẻ như tôi rất ít. Bên cạnh hướng dẫn các con đàn hát, tôi có tham gia các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ do thôn, làng, xã tổ chức, góp phần lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống của ông cha tới mọi người”-anh Trường chia sẻ.

Theo các bậc cao niên, then có nghĩa là thiên, thiên tức là trời. Điệu hát then được xem như của thần tiên truyền lại. Còn đàn tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo với thanh âm ngọt ngào, ấm áp. Lời hát then mượt mà quyện hòa cùng âm thanh dung dị, đằm thắm của đàn tính đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung-quê hương Anh hùng Núp.

img-3364.jpg
Một số bạn trẻ tìm đến học cách đánh đàn tính, góp phần bảo tồn nghệ thuật hát then, đàn tính của người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Mong muốn bảo tồn, gìn giữ nghệ thuật hát then, đàn tính, năm 2020, một số phụ nữ ở làng Nam Cao đã thành lập nhóm hát Then, đàn tính với 13 thành viên là những người đam mê, yêu thích đàn hát. Bà Nông Thị Vân-Trưởng nhóm cho biết: Buổi tối cuối tuần, các thành viên tập trung tại nhà văn hóa thôn luyện tập, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng đàn hát. Trước mỗi đợt tham gia biểu diễn, mọi người tăng cường luyện tập để tiết mục hay hơn, đều hơn.

Theo bà Vân, then được chia thành then cổ và then cách tân. Then cổ mang tính chất tâm linh, thường là các bài cúng cầu an, cầu tài, cầu mùa, giải hạn, mừng đám cưới. Còn then cách tân được dựa trên nền then cổ, phổ lời mới như ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ kính yêu, mừng quê hương đổi mới, phong trào xây dựng nông thôn mới...

“Mang tính cộng đồng cao nên nghệ thuật hát then, đàn tính trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Tày, Nùng ở làng Nam Cao nói riêng và xã Tơ Tung nói chung. Năm 2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh Di sản phi vật thể đại diện nhân loại. Vì thế chúng tôi quyết tâm gìn giữ, bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ để nghệ thuật hát then, đàn tính được ngân dài, vang xa”-bà Vân thông tin.

img-3354.jpg
Bà Nông Thị Huệ-thành viên nhóm hát then, đàn tính làng Nam Cao thuê trang phục biểu diễn hát then, đàn tính bắt mắt hơn. Ảnh: Ngọc Minh

Bằng tình yêu, niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống cha ông, nhiều năm nay, bà Nông Thị Huệ-thành viên nhóm hát then, đàn tính làng Nam Cao đã đầu tư gần 10 triệu đồng mua nhạc cụ, may trang phục. Bà còn mua chỉ màu thêu trang phục biểu diễn đẹp hơn, kết thành bông tua rua trang trí cho cây đàn thêm bắt mắt.

“Hiện tôi có 3 cây đàn, 3 bộ trang phục. Thành viên nào chưa có tôi cho mượn hoặc đôi lúc các cháu thanh-thiếu niên tham gia là có nhạc cụ cho các cháu tập. Qua tiếng đàn, lời hát giúp chị em chúng tôi xích lại gần nhau hơn, tình làng nghĩa xóm thêm gắn kết. Tôi mong muốn chính quyền địa phương, hội đoàn thể tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho nhóm hoạt động và nhân rộng mô hình ra các thôn, làng trên địa bàn xã để những người cùng chung sở thích được giao lưu, học hỏi, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc”-bà Huệ kiến nghị.

img-2880.jpg
Thành viên nhóm hát then, đàn tính làng Nam Cao tham gia trình diễn tiết mục văn nghệ tại hội xuân xã Tơ Tung lần thứ IV, năm 2025. Ảnh: Ngọc Minh

Trao đổi với P.V, ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung cho biết: Những năm 1980, một số người Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc đã vào Tơ Tung sinh cơ lập nghiệp đã mang theo nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Việc người dân gìn giữ nghệ thuật hát then, đàn tính không chỉ giúp bảo tồn loại hình di sản văn hóa độc đáo, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn.

“Để hát then, đàn tính ngân dài, đến được với nhiều người hơn, nhất là thế hệ trẻ, thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo công chức chuyên môn phối hợp với các hội, đoàn thể, thôn, làng, rà soát, thống kê nghệ nhân, người dân biết hát then, đàn tính thành lập câu lạc bộ; mở lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, bảo tồn và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống”-ông Dương thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Lưu bút học trò

Lưu bút học trò

(GLO)-Tháng 5, nắng bắt đầu rót mật lên từng kẽ lá. Màu nắng ấm nồng như lời thì thầm của thời gian, nhắc nhở chúng tôi rằng, ngày chia tay thầy cô, bè bạn đang đến thật gần. Trong lòng mỗi chúng tôi, dường như có một khoảng trống dần mở ra, khoảng trống của bao điều chưa kịp nói, chưa kịp làm.

“Tên Người là cả một niềm thơ”

“Tên Người là cả một niềm thơ”

(GLO)- Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) hiện trưng bày, giới thiệu nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Một trong số đó là tập sách “Tên Người là cả một niềm thơ” do ông Nguyễn Khoa-Cán bộ lão thành cách mạng trao tặng năm 2004.

Rau dại quê nhà

Rau dại quê nhà

(GLO)- Mùa nào thức nấy, vùng nào rau ấy, không chỉ những bữa cơm trên rẫy, dưới đồng mà dường như bữa cơm nào của tuổi thơ chúng tôi cũng không thiếu mớ rau dại.

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

(GLO)- Bài thơ "Di vật đời người" của Phạm Đức Long là khúc tưởng niệm thấm đẫm cảm xúc về những người lính đã hi sinh trong chiến tranh. Họ ngã xuống giữa rừng xanh, để lại những di vật bình dị mà thiêng liêng, là biểu tượng bất tử của một thời tuổi trẻ quên mình vì Tổ quốc...

Năm tháng học trò

Năm tháng học trò

(GLO)- Mỗi độ hè về, khi những tia nắng tràn ngập trên sân trường cũng là lúc những chùm phượng vĩ bắt đầu cháy đỏ một góc trời. Phượng không chỉ là loài hoa báo hiệu mùa hè mà còn là biểu tượng bất diệt của tuổi học trò-cái tuổi ngây thơ, vụng dại nhưng đầy ắp yêu thương và khát vọng.

khúc mưa, cơn mưa, chìm vào cơn mưa, Gia Lai, Báo Gia Lai

Khúc mưa

(GLO)- Bất ngờ chìm vào cơn mưa ngờm ngợp giữa phố chiều tấp nập người xe, tôi vội vã tìm một nơi trú tạm chờ mưa tạnh. Kiểu mưa đầu mùa thế này, vội đến rồi cũng sẽ tan đi nhanh.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.