Nỗ lực phục hồi nghề truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chung tay của các nghệ nhân, giờ đây, nhiều nghề truyền thống tại tỉnh Gia Lai dần được hồi sinh.

1aa.jpg
Phụ nữ Jrai xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) trình diễn dệt thổ cẩm. Ảnh: N.T

1. Từng có thời điểm, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát từ mây tre… ít được quan tâm, thậm chí có nguy cơ rơi vào quên lãng do thiếu nguồn lực đầu tư, thị trường thu hẹp và hàng hóa không đủ sức cạnh tranh. Ở một số làng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ còn ít nghệ nhân, người già còn giữ nghề, trong khi thế hệ trẻ không mấy mặn mà.

50 năm gắn bó với những chiếc gùi truyền thống của dân tộc mình, có lẽ đó cũng là điều mà ông Wet (làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) cảm thấy trăn trở nhất.

Ông chia sẻ: Ngày xưa, nếu thanh niên mà không biết đan gùi, thiếu nữ không biết dệt vải thì khó tìm được người thương yêu. Bởi thế nên lớp người như ông đều biết đan gùi, dệt vải, biết làm nghề truyền thống. Từ lâu, làng Ngơm Thung nổi tiếng với nhiều người đan lát giỏi.

“Những năm trước, mình đan lát chỉ để dùng cho sinh hoạt của gia đình chứ không có người mua. Nhiều lúc rảnh là mình lại vót tre, chẻ nan, đan gùi, rổ, rá... chỉ để thỏa nỗi nhớ nghề. Vài năm trở lại đây, nhờ các cơ quan, ban, ngành của huyện và tỉnh quan tâm tìm đầu ra, sản phẩm đan lát được nhiều người tìm mua. Hiện nay, mỗi chiếc gùi có giá bán từ 150 đến 300 ngàn đồng, tùy theo kích cỡ và chất liệu”-ông Wet cho biết.

Có thêm thu nhập và sống được với nghề truyền thống, bà con làng Ngơm Thung ai nấy đều vui mừng, phấn khởi. Ông Dơng bày tỏ: “Tôi gắn bó với nghề đan lát từ nhỏ. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, nghề này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình. Từ đó, nhiều người trẻ trong làng đã học đan gùi và dần thành thạo. Mỗi tháng, tôi cũng kiếm được trên dưới 6 triệu đồng từ nghề đan gùi”.

Là người có tài đan lát khéo nhất nhì làng Ngơm Thung, anh Rinh cho hay: Dù mới 40 tuổi nhưng anh đã có thâm niên 20 năm với nghề đan lát. Mỗi tháng, vợ chồng anh có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên từ nghề đan lát. Sản phẩm được chính quyền địa phương lựa chọn mang đi triển lãm.

2a.jpg
Người dân làng Ngơm Thung (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) lưu giữ nghề đan lát truyền thống. Ảnh: Thùy Dung

Ông Lê Văn Bài-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Pết-cho hay: Để bảo tồn nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai, UBND xã đã thành lập Tổ đan lát xã Ia Pết; đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho Tổ đăng ký sản phẩm OCOP. Hiện tại, gùi Ia Pết được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Cùng với đó, UBND xã cũng hỗ trợ kinh phí cho Tổ để xây dựng nhà trưng bày sản phẩm và đầu tư 1 máy chẻ tre phục vụ đan lát.

2. Nhờ chủ động kết nối và áp dụng công nghệ số, nhiều bạn trẻ đã nhanh nhạy tìm đầu ra cho sản phẩm dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch. Tiên phong trong lĩnh vực này có các đơn vị như: Hợp tác xã Nông nghiệp và dệt thổ cẩm Glar (huyện Đak Đoa); Tổ hợp tác dệt thổ cẩm làng Chuet Ngol (xã Chư Á, TP. Pleiku); Câu lạc bộ Phụ nữ dệt thổ cẩm kết hợp du lịch cộng đồng xã Ia Ka và Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh); Làng du lịch cộng đồng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang)…

Chị H’Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông, Tổ trưởng Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng-cho biết: Tổ liên kết có 30 thành viên là các hội viên phụ nữ trong xã tham gia. Ngoài ra, tổ còn có thêm 10 thành viên “nhí” vừa biết dệt vải, vừa trình diễn cồng chiêng. Đặc biệt, 5 thành viên đã tận dụng vườn cà phê trồng xen cây ăn quả làm mô hình du lịch nông nghiệp. Các thành viên tham gia hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm về dệt thổ cẩm.

Là thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp và dệt thổ cẩm Glar, chị Seo (làng Dôr 2) vui mừng cho biết: “Trước đây, mình dệt để phục vụ gia đình. Từ khi là thành viên Hợp tác xã, mình được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật dệt và làm được những hoa văn khó. Nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm, du khách đặt mua ngày càng nhiều. Mỗi tháng, mình thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng”.

3nt.jpg
Chị H'Uyên Niê (thứ 2 từ trái qua)-Tổ trưởng Tổ liên kết đan lát dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) giới thiệu khách du lịch tham quan trải nghiệm. Ảnh: N.T

3. Ngày 7-7-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030”. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 sẽ khôi phục và bảo tồn được ít nhất 129 nghề truyền thống và 208 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 213 nghề và 96 làng nghề truyền thống; phát triển khoảng 301 làng nghề gắn với du lịch. Ngoài ra, tỉnh cũng phấn đấu ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu.

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số địa phương tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cũng như xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề, sản phẩm làng nghề gắn với Chương trình OCOP.

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 430 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao. Trong đó có hơn 100 sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các hộ gia đình, hợp tác xã; 106 câu lạc bộ dệt thổ cẩm với hơn 1.600 phụ nữ tham gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho hay: Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ gìn và củng cố nội lực của các nghề và làng nghề truyền thống tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của tỉnh vẫn cần thêm sự hỗ trợ từ các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp cho nghề truyền thống.

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống cho khách du lịch qua các kênh truyền thông, mạng xã hội để sản phẩm nghề truyền thống không chỉ được bảo tồn mà còn phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null