Gìn giữ văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nét đẹp văn hóa dệt thổ cẩm của người Bahnar và những nỗ lực bảo tồn di sản truyền thống.

Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như “linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.

det-291024.jpg
Nghệ nhân Y Tủi (người Bahnar, xã Kroong, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) mang nghề dệt thổ cẩm đến trình diễn tại lễ hội.

“Linh hồn” của cộng đồng

Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm là một trong những văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Bahnar, tạo dựng nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác. Người Bahnar cho rằng, thổ cẩm không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp mà còn nằm ở ý nghĩa văn hóa, tôn giáo, cuộc sống đời thường của họ. Các tấm vải thổ cẩm của người Bahnarthường có gam màu chủ đạo là đen, xanh đen, gắn với các họa tiết đỏ, vàng và trắng. Đây là điểm nhấn để tô điểm, nổi bật lên cả bộ trang phục và người có địa vị như già làng sẽ có thêm những họa tiết rất riêng. Đơn cử như già làng, người có uy tín trong làng, trên trang phục thổ cẩm của họ sẽ có phần ruy-băng nhiều màu sắc và dày hơn so với trang phục thông thường; một số điểm sẽ đính những vật lấp lánh để tô thêm màu sắc thể hiện sự uy quyền của người mặc đối với dân làng.

Nghệ nhân Y Tủi (43 tuổi, xã Kroong, thành phố Kon Tum) chia sẻ, các họa tiết trên thổ cẩm thường được người dệt tái hiện lại từ hình ảnh của hạt lúa, cây cối, vật nuôi và cảnh sinh hoạt đời thường. Trải qua thời gian, người Bahnar đã sáng tạo thêm nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo để phù hợp với thế hệ ngày nay.

Người Bahnar tin rằng thổ cẩm chính là “linh hồn”, bản sắc của dân tộc nên từ nhỏ, những người phụ nữ đã được mẹ hoặc bà thổi bùng “ngọn lửa” đam mê về dệt thổ cẩm. Đơn cử như nghệ nhân Y Yin (72 tuổi, trú làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) đã biết dệt từ năm 12 tuổi. Những lúc rảnh, bà thường miệt mài bên khung dệt để cùng mẹ làm ra các sản phẩm phục vụ đời sống.

Hiện, bà Y Yin là nghệ nhân hiếm hoi của tỉnh Kon Tum thành thạo, có thể dùng khả năng của mình “kể truyện cổ” trên thổ cẩm. Với kho tàng truyện cổ Bahnar mà bà Y Yin được nghe kể từ mẹ, bà đã sử dụng tài năng của mình để đưa các chuyện Tấm Cám, Chú Cuội cung trăng, câu chuyện Hơ Rit, Nước Giọt… lên vải dệt. “Truyện cổ của người Bahnar có nhiều nét tương đồng giống với dân tộc Kinh. Điều khác biệt ở đây là những chi tiết bên trong câu chuyện thường gắn với thần linh và cuộc sống của người Bahnar. Đa phần những câu chuyện cổ được dệt lên vải thường đi đôi với các kết thúc có hậu nhằm mang ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ, cộng đồng về văn hóa, tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số nơi đây”, nghệ nhân Y Yin chia sẻ.

Nghệ nhân Y Yin cho biết, dệt thủ công truyền thống là một chuẩn mực về vẻ đẹp của người phụ nữ, thể hiện được sự tinh tế, tài hoa, khéo léo và tính thẩm mỹ của người dệt. Nhưng để dệt một tấm vải “kể truyện cổ” còn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức hơn. Tuy khó khăn, gian khổ do nhiều yếu tố, song, bà vẫn tiếp tục niềm đam mê dệt của mình nhằm khơi dậy cho thế hệ trẻ niềm tự hào về bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Để nét đẹp văn hóa không bị mai một

Nhằm kết hợp công tác bảo tồn nghề truyền thống với mưu sinh, người Bahnar trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đưa vào kinh doanh những sản phẩm dệt thủ công của mình với mong muốn lan tỏa rộng khắp. Nghệ nhân Y Tủi (xã Đăk Kroong, thành phố Kon Tum) cho biết: “Người dân trong làng thường phân chia các công đoạn để dệt tùy theo thế mạnh của mỗi người. Nhất là khi có khách đặt hàng những tấm vải thổ cẩm, các chị em sẽ chung tay cùng làm để sản phẩm được hoàn thiện nhanh nhất, đẹp mắt khi đến tay khách”.

Tại Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, nhờ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Y Yin, nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đã được trải nghiệm phương pháp dệt truyền thống, tận mắt xem những tấm thổ cẩm của người Bahnar.

Già làng A Chun (làng Kon Kơ Tu) chia sẻ, nghệ nhân Y Yin chính là tấm gương sáng trong việc khơi dậy khao khát giữ gìn nét đẹp văn hóa cho thế hệ trẻ. Cùng đó, nghệ nhân Y Yin còn truyền đạt lại phương pháp dệt cho các phụ nữ trong làng, giúp hình thành tổ dệt thổ cẩm với nhiều sản phẩm độc đáo, giúp du khách có nhiều trải nghiệm mới lạ, góp phần quảng bá du lịch cho địa phương.

det1-291024.jpg
Trang phục truyền thống của người Bahnar tại tỉnh Kon Tum thường được thế hệ trẻ mặc vào những dịp đặc biệt như lễ hội hoặc trong trường học.

Tháng 2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem như lời khẳng định và tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân nói riêng và người Bahnar nói chung trong công cuộc bảo tồn nghề truyền thống.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Phan Văn Hoàng cho biết, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy nghề dệt thủ công truyền thống của các tộc người trên địa bàn tỉnh nói chung và người Bahnar nói riêng, Sở đã tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa của Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Sở đề nghị, các cấp chính quyền quan tâm, bố trí với các nguồn ngân sách để hỗ trợ một phần kinh phí trong việc bảo tồn các di sản văn hóa. Cùng với đó, Sở còn khuyến khích người dân tiếp tục trồng bông, dệt vải, từ nguồn nguyên liệu truyền thống để giữ nét văn hóa truyền thống; cải tiến về khung dệt để việc dệt được thuận lợi hơn.

Thời gian tới, Sở sẽ triển khai các chương trình, dự án liên quan đến nghề dệt thổ cẩm như: mở các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó các đội văn nghệ có sử dụng các trang phục truyền thống của dân tộc mình để tham gia các ngày hội và các đợt liên hoan do tỉnh tổ chức. Việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội thông qua hoạt động về du lịch, giúp người dân tộc thiểu số từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Theo Khoa Chương (TTXVN)

https://baotintuc.vn/van-hoa/gin-giu-van-hoa-det-tho-cam-cua-dong-bao-bahnar-20241029073535158.htm

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.