Rời quê vào Tây Nguyên lập nghiệp, từ tay trắng phất lên nhờ nuôi dê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vợ chồng ông Trần Văn Thượng (SN 1970) và bà Phan Thị Lý (SN 1971) ở đội 3, buôn Tu, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) từ tay trắng đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi dê, mỗi năm lãi hàng trăm triệu đồng.

Đàn dê của vợ chồng ông Thượng, bà Lý nhiều nhất buôn Tu
Đàn dê của vợ chồng ông Thượng, bà Lý nhiều nhất buôn Tu



Ông Thượng kể, trong một lần vào Đắk Lắk thăm người quen, thấy đất đai rộng rãi, khí hậu dễ chịu nên bàn với vợ ở đây lập nghiệp. Năm 2004, gia đình ông rời quê vào xã Dur Kmăn với vỏn vẹn 2,8 triệu đồng. Để trang trải cuộc sống, vợ chồng ông làm thuê đủ nghề. Năm 2006, ông nhận “nuôi rẽ” dê cho một hộ dân cùng buôn. Hai năm sau, ông được trả công 5 con rồi mua thêm 2 cặp dê nữa để gây đàn.

Thời điểm đó, giá dê thấp kỷ lục (16 nghìn đồng/kg hơi), người dân trong buôn đồng loạt bán tháo, còn nhà ông thì mua thêm khiến ai cũng lắc đầu. Ông bảo, có đàn dê làm vốn, làm chủ mình vẫn hơn chứ đi làm thuê hoài rất cực khổ mà không có đồng dư.

Bất kể mưa hay nắng, vợ chồng ông thay nhau đưa dê đi kiếm mồi. Nhờ vậy, đàn dê béo khỏe, sinh sản đều 2 năm 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Từ 9 con dê ban đầu, vợ chồng ông nhân đàn vài chục con, có thời điểm đạt gần trăm con. Năm 2014, dê có giá rất cao, 150 - 160 nghìn/kg hơi đối với dê giống và 110 - 120 nghìn/kg dê thịt. Thời gian nuôi từ 1 con dê con đến khi bán thịt (17 - 20kg) chừng khoảng 5 - 6 tháng, chăm tốt 4 tháng có thể xuất chuồng. Một năm gia đình ông xuất bán 4 - 5 đợt, thu lãi hàng trăm triệu.

Vợ ông – bà Lý cho hay, nuôi dê không tốn chi phí, một tháng hết chục kg muối hột và 1 năm 2 lần tiêm ngừa bệnh tụ huyết trùng và lở mồm lông móng. Dê ăn thức ăn tự nhiên như cỏ, thân cây bắp, dây khoai lang, lá cuối, lá keo… có sẵn ngoài vườn ruộng. Những lúc gia đình có việc bận hoặc trời mưa bão không đi chăn được thì cắt lá keo, chuối cho ăn tạm.

Nhờ ăn các loại cây cỏ cộng với di chuyển suốt ngày nên dê rất chắc thịt, thơm ngon, khách rất thích. Đến kỳ xuất chuồng, ông bà gọi điện là thương lái xuống tận chuồng bắt mua.


 

Bà Lý bên đàn dê
Bà Lý bên đàn dê



 Bà Lý tâm sự: Trước đây gia đình cũng có nuôi thêm đàn heo vài chục con để kiếm thêm thu nhập nhưng được thời gian thì bỏ hẳn. Vì nuôi heo tốn công mà giá thấp, bán lỗ vốn nên dẹp hẳn để chú tâm chăm sóc đàn dê. Nuôi dê rất vất vả nhưng giá cả ổn định. Ngoài tiền bán dê, mỗi năm ông bà còn thu 20 - 30 triệu đồng tiền bán phân.

Gắn bó với nghề nuôi dê từ khi rời quê vào Đắk Lắk lập nghiệp đã gần 14 năm, cuộc sống của vợ chồng ông bà có nhiều đổi thay. Từ nghèo khó, tay trắng, đến nay ông bà có tiền nuôi 3 người con ăn học đàng hoàng, có công việc ổn định. Dẫu vậy, ông bà xác định vẫn gắn bó lâu dài với đàn dê.

Ông Thượng lý giải, làm nghề nông, nuôi, trồng con gì cũng có cái khó của nó, chỉ cần “ráo mồ hôi là đói” nên dù vất vả mấy cũng bám nghề, lấy công làm lãi.

Huỳnh Quang (nongnghiep)

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.