Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bà Rơ Châm Nguyên chia sẻ các bài dân ca Jrai với hàng xóm láng giềng của mình.Ảnh: R.H

Bà Rơ Châm Nguyên chia sẻ các bài dân ca Jrai với hàng xóm láng giềng của mình.Ảnh: R.H

Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyên cho biết: Thời trẻ, bà đắm mình với những khúc dân ca của các bà, mẹ trong những đêm trăng thanh gió mát hay dịp lễ hội của làng. Bà cũng tranh thủ thời gian rảnh rỗi tìm đến nhà của người già trong làng, trong xã để nghe và sưu tầm các bài dân ca. Thấy bà Nguyên đam mê hát dân ca, người già đã tận tình chỉ dạy cách hát sao cho hay và đúng với làn điệu truyền thống. Trải qua thời gian, nhờ chăm chỉ tập luyện cùng sở hữu giọng ca trong trẻo, bà nhận được lời ngợi khen của bao người. Từ đó, bà tham gia vào đội văn nghệ của địa phương để đi biểu diễn ở nhiều nơi.

Theo bà Nguyên, nội dung dân ca Jrai thường phản ánh đời sống, tâm tư và tình cảm của cộng đồng và chứa những nỗi niềm, khát vọng, ước mơ của con người. Dân ca còn là phương tiện truyền tải kinh nghiệm sống, bày tỏ quan hệ giữa con người với cộng đồng. Ngoài tôn cao cái đẹp, dân ca Jrai còn có nhiều bài phê phán cái tiêu cực trong đời sống cộng đồng, giúp con người sống tốt đẹp hơn.

"Năm 18 tuổi, tôi tham gia vào đội văn nghệ của địa phương. Các bài dân ca người Jrai có nhiều nội dung ý nghĩa về cuộc sống. Tùy thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh, dân ca có thể hát kết hợp với đàn goong, cồng chiêng hoặc hát chay. Hiện nay, tôi thuộc hơn rất nhiều bài dân ca Jrai với các thể loại như: giao duyên, hát ru. Trong đó, bài hát “Lu ană pit" (ru con ngủ) là bài tôi thích nhất. Tôi từng đi tỉnh Phú Yên và Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội để biểu diễn dân ca cho mọi người. Mới đây, vào tháng 11-2023, tôi cùng đoàn của xã Ia Phí biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, hát dân ca tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2023. Khi dân làng mời hát tại các lễ hội, đám cưới, tân gia thì tôi sắp xếp thời gian đem lời ca của mình đến mọi người thưởng thức”-bà Nguyên bộc bạch.

Ông Rơ Châm Voh-Trưởng thôn Kte chia sẻ: Làng có 133 hộ, 557 khẩu với 100% là người Jrai. Thời trước, trong làng có nhiều người biết hát dân ca, nhưng hiện tại số lượng biết hát và lưu giữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện nay, vào các dịp đám cưới, tân gia người dân chủ yếu sử dụng nhạc trẻ nên dân ca Jrai ngày càng mai một và bị giới trẻ lãng quên theo nhịp sống hiện đại. Do đó, việc bà Nguyên còn lưu giữ âm nhạc của dân tộc mình nên chúng tôi rất trân trọng, quý mến.

Trao đổi với P.V, bà Rơ Châm Ayen-Công chức Văn hóa-Thông tin xã Ia Phí cho hay: Trên địa bàn xã Ia Phí, bà Rơ Châm Nguyên là người biết hát và lưu giữ bài dân ca Jrai nhiều nhất. Bà cũng là thành viên đoàn văn nghệ của xã đi biểu diễn tại các sự kiện văn hóa do địa phương tổ chức. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền người dân trên địa bàn phải giữ gìn, phát huy tốt văn hóa truyền thống nói chung và dân ca Jrai nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

(GLO)- Nhờ biết khai thác lợi thế thổ nhưỡng địa phương cùng sự sáng tạo không ngừng, anh Phạm Quang Mạnh (làng Đak Chă, xã Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã biến những quả bầu khô thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null