Rah Lan H'Gô: Người níu giữ làn điệu dân ca Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bà Rah Lan H'Gô là niềm tự hào của dân làng Apa Ama Đă (xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) bởi giọng hát dân ca Jrai mượt mà, ấm áp. Bà cũng là “hạt nhân” trong các hội thi, hội diễn văn hóa truyền thống ở địa phương.

Chiều nắng tháng 4, chúng tôi theo chân chị Rah Lan Kien-cán bộ xã Chư Mố đến nhà bà Rah Lan H'Gô. Dưới mái nhà sàn thoáng rộng, bà H'Gô cùng chồng đang ngồi hóng mát. Ở tuổi 62, con cháu cũng đã lớn, thảnh thơi, bà H'Gô lẩm nhẩm một vài làn điệu dân ca Jrai quen thuộc.

Bà Rah Lan H'Gô rất muốn được truyền dạy dân ca Jrai cho lớp trẻ. Ảnh: Phương Linh
Bà Rah Lan H'Gô rất muốn được truyền dạy dân ca Jrai cho lớp trẻ. Ảnh: Phương Linh


Như những đứa trẻ Jrai cùng thời, bà H'Gô cũng lớn lên trong lời ru của bà, của mẹ. Từ lúc lọt lòng, những giấc ngủ chập chờn mẹ địu lên rẫy được vỗ về bằng lời hát ru êm ái. Những làn điệu dân ca của mẹ cứ thế ngấm sâu vào máu thịt của bà H'Gô. Lớn lên một chút, nghe những người phụ nữ xung quanh thường xuyên hát dân ca truyền thống, cô gái H'Gô chẳng cần học mà vẫn nhớ, vẫn thuộc nằm lòng những lời ca, vần điệu quen thuộc.

Nở nụ cười thật hiền, bà H'Gô nói: “Dân ca Jrai không khó lắm đâu, có vài giai điệu chính, phần lời người hát có thể nghĩ rồi thêm vào”. Tuy nhiên, việc tưởng như dễ dàng ấy đối với bà H'Gô lại chẳng có mấy người làm được. Bởi không phải ai cũng được Yàng ban cho chất giọng cao vút, khả năng cảm nhận âm nhạc tốt và tài năng sáng tác như bà H'Gô.

“Trong đầu mình cứ nghĩ như thế nào thì hát như vậy thôi. Các bài thường hát về Bác Hồ, về quê hương, về các con vật, cây cối xung quanh và cả tình cảm nam nữ”-bà H'Gô cho hay. 

Tùy vào bối cảnh mà lời của làn điệu dân ca cũng được sáng tác sao cho phù hợp. Khi ru con, lời ca, làn điệu phải dịu dàng, nhẹ nhàng; khi thể hiện tình yêu nam nữ lại lãng mạn, sâu lắng, nhiều hình ảnh ẩn dụ… Vì là tùy hứng nên chính bà H'Gô cũng không thể kể tên chính xác từng bài hát mà mình đã sáng tác và biểu diễn. Bà chỉ có thể diễn tả bằng 2 từ “nhiều lắm”.


Tài hát dân ca Jrai của bà H'Gô không chỉ có người trong làng công nhận. Bà Nay H'Ploan nói: “Tôi thích nghe bà H'Gô hát. Những người khác cũng vậy. Mỗi khi gia đình bà con trong làng có chuyện vui, bà H'Gô hay được mọi người đề nghị hát tặng một vài bài”. Tất nhiên, bà H'Gô luôn vui vẻ nhận lời.

Cũng bởi đam mê dân ca truyền thống, bà đại diện cho địa phương tham gia thi hát tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc thiểu số và thường xuyên đạt giải. Lần gần nhất là năm 2019, bà đã đạt giải nhì hát dân ca tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc xã Chư Mố. Bà cũng thường xuyên tập cho các em thiếu nhi hát dân ca để tham gia biểu diễn tại hội thi các cấp.

Giữa cuộc trò chuyện, từ xa vang lại tiếng karaoke với các bài nhạc chói tai. Một thoáng buồn hiện lên trong mắt bà H'Gô. Nhìn xa xăm, bà tâm sự: “Bây giờ, mình cũng ít hát dân ca hơn trước rồi. Lớp trẻ chỉ thích hát nhạc mới, không đứa nào còn muốn nghe bà hay mẹ nó hát nữa. Mình muốn dạy nhưng chẳng mấy đứa chịu học”.

Giữa lúc các dòng nhạc hiện đại đang dần xâm chiếm thì các làn điệu dân ca Jrai bị mai một dần. Mặc dù hiện tại trong các buôn làng vẫn còn phụ nữ lớn tuổi biết hát dân ca, nhưng họ không mấy khi thể hiện. Những người đam mê và đau đáu gìn giữ vốn quý dân ca truyền thống như bà H'Gô chỉ còn số ít.

“Vì thế, chúng tôi luôn cố gắng vận động để bà H'Gô tham gia các hội thi, hội diễn. Bên cạnh đó, chúng tôi động viên bà tham gia truyền dạy cho học sinh”-chị Kien cho biết.
 

PHƯƠNG LINH
 

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.