Người nặng lòng với dân ca Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với bà Kpuih H’Rat (làng Tel, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) thì hát dân ca là một hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ của làng, nhất là khi có lễ hội. Vì vậy, những năm qua, bà luôn quan tâm tới việc bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống.
Bà Kpuih H’Rat cho biết: Ngay từ khi 13-14 tuổi, mỗi lần nhìn thấy người già trong làng đánh cồng chiêng rồi hát dân ca, bà đã yêu thích những làn điệu trữ tình này. Không những vậy, bà cũng như bạn bè cùng trang lứa còn được người lớn tuổi chỉ dạy cho cách hát, cách lấy hơi, cách phát âm và điệu múa xoang. Qua thời gian chăm chỉ luyện tập, bà đã tự mình hát được nhiều bài dân ca cổ.
“Học hát dân ca thật ra cũng không quá khó. Người mới tập cần hiểu được nội dung bài hát thì bắt nhịp mới hay. Khi hát, âm điệu trầm bổng rõ ràng thì bài hát trở nên lôi cuốn. Để hát thành thạo dân ca, trước tiên, người học cần nhớ lời, nhớ âm điệu; đồng thời, cũng phải nhập tâm, thả hồn vào bài hát mới có thể tạo nên những bản nhạc làm người nghe nhớ mãi không quên. Tôi hát thành thạo nhiều bài dân ca cổ của đồng bào Jrai như: ca ngợi quê hương đất nước, mừng lúa mới, tình yêu đôi lứa… Bên cạnh việc hát những bài hát do ông bà xưa để lại, tôi còn sáng tác lời ca khi hát đối đáp với nhau”-bà H’Rat chia sẻ.
Cũng theo bà H’Rat, trong quá trình hát dân ca nếu có sự kết hợp của các nhạc cụ như: cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn goong thì bài hát sẽ hay hơn. Nếu kết hợp hát dân ca với múa xoang sẽ giúp cho người biểu diễn thêm tự tin và giúp người nghe yêu thích.
Bà Kpuih H’Rat (bìa trái) đang hát một bài dân ca. Ảnh: Anh Quân
Bà Kpuih H’Rat (bìa trái) đang hát một bài dân ca. Ảnh: Anh Quân
Làng Tel hiện có 136 hộ với trên 600 khẩu. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai luôn được chú trọng. Hiện nay, làng có trên 60 người biết hát dân ca, độ tuổi từ 30 trở lên. Mọi người thường chỉ cho nhau hát bằng hình thức truyền miệng, không có tài liệu sách vở để nghiên cứu.
Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Siu Lêng-Bí thư Chi bộ-cho biết: Để giúp dân làng có cơ hội giao lưu và cùng nhau ôn lại các bài dân ca, chúng tôi thường tổ chức thi tiếng hát dân ca. Bà Kpuih H’Rat là người còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca của dân tộc. Bà không chỉ hát hay mà còn sáng tác nhiều làn điệu dân ca mới rất cuốn hút người thưởng thức.
ANH QUÂN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.