Rết chui vào tai cắn thủng màng nhĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Anh N.H.P. (SN 1999, ngụ quận 2, TP. Hồ Chí Minh) đi du lịch ở Vũng Tàu và ngủ dưới sàn đất thì bất ngờ đau tai dữ dội. Bác sĩ kiểm tra, phát hiện con rết chui vào tai.

Anh N.H.P. (SN 1999, ngụ quận 2, TP. Hồ Chí Minh) đi du lịch cùng bạn ở Vũng Tàu và ngủ dưới sàn đất. Đang ngủ, anh P. đau tai dữ dội phải nhập viện cấp cứu gần nơi ở. Bác sĩ kiểm tra và gắp ra con rết còn sống.

Hình ảnh nội soi 2 vết thủng và 1 vết sẹo đọng máu ở màng nhĩ người bệnh

Hình ảnh nội soi 2 vết thủng và 1 vết sẹo đọng máu ở màng nhĩ người bệnh

Tuy nhiên, khi trở về TP. Hồ Chí Minh nhưng 5 ngày sau anh P. vẫn còn đau nhức tai, ù tai và nghe kém nên anh đến Trung tâm Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh) để khám.

Kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy ống tai và màng nhĩ của bệnh nhân phù nề, sung huyết, có 2 lỗ thủng lớn chiếm khoảng 25% màng nhĩ, màng nhĩ và ống tai đọng máu.

ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Hương-Trung tâm Tai Mũi Họng, cho biết anh P. bị thủng màng nhĩ khiến ù tai, suy giảm thính lực. Nhiều khả năng con rết khi chui vào tai anh P. đã cắn thủng màng nhĩ.

Bác sĩ Hương (trái) lấy mảnh vá màng nhĩ trong phẫu thuật vá nhĩ nội soi cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ Hương (trái) lấy mảnh vá màng nhĩ trong phẫu thuật vá nhĩ nội soi cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Tâm Anh

Anh P. được điều trị nội khoa theo đơn thuốc của bác sĩ và tái khám để theo dõi tình trạng bệnh.

Không ngủ ở nơi ẩm thấp vì dễ có nguy cơ rết chui vào tai

Không ngủ ở nơi ẩm thấp vì dễ có nguy cơ rết chui vào tai

Bác sĩ Hương cho biết, vết thủng màng nhĩ được chăm sóc, điều trị tốt có thể tự lành lại sau vài tuần. Nếu sau 3-6 tháng lỗ thủng không lành có thể phải phẫu thuật vá lại màng nhĩ để cải thiện nghe, triệu chứng ù tai hay viêm tai giữa sau này.

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.