1 phụ nữ nguy kịch do ngộ độc thuốc gây tê nhổ răng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi được tiêm thuốc tê tại một phòng khám răng, người phụ nữ 40 tuổi thấy khó thở, đau ngực, co cứng toàn thân, có triệu chứng ngộ độc thuốc gây tê.

Ngày 19-3, bác sĩ Trần Công Cẩn-Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) thông tin vừa tiếp nhận cấp cứu 1 nữ bệnh nhân 40 tuổi (trú tại TP. Hạ Long) khó thở, đau ngực, chóng mặt, mắt nhìn mờ sau tiêm thuốc gây tê Lidocain tại phòng khám răng tư nhân.

Người phụ nữ được cấp cứu kịp thời sau khi bị ngộ độc thuốc gây tê, sau đó tiếp tục được điều trị hồi sức. Ảnh: BVCC

Khi có biểu hiện ngộ độc thuốc gây tê, bệnh nhân dù đã được phòng khám xử trí tiêm Adrenalin theo phác đồ phản vệ nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.

Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy đã khẩn trương tiến hành truyền tĩnh mạch dung dịch Lipid 20% theo phác đồ, kiểm soát đường thở. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực và chống độc để tiếp tục theo dõi. Sau 24 giờ, huyết động của bệnh nhân ổn định, không còn các triệu chứng ngộ độc.

Thuốc tê, đặc biệt là các thuốc tê nhóm amid (như Lidocaine, Bupivacaine, Levobupivacaine, Ropivacaine) được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, các chuyên khoa như răng hàm mặt, sản khoa.

Theo bác sĩ Trần Công Cẩn-Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, ngộ độc thuốc gây tê là tình trạng độc tính thuốc tê ảnh hưởng lên toàn thân, nhất là ở hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn.

Những triệu chứng ngộ độc sẽ bao gồm các biểu hiện kích thích từ nhẹ đến nặng như bứt rứt, khó chịu, thay đổi vị giác, nói nhảm, co giật nhóm cơ ở vùng đầu mặt cổ, co giật toàn thân; hoặc ức chế (lơ mơ, giảm đáp ứng, ngủ gật, thậm chí hôn mê); huyết áp tăng, tim đập nhanh, vã mồ hôi, có thể tụt và huyết áp nặng nhất là ngưng tuần hoàn, dẫn đến tử vong.

Ngộ độc thuốc gây tê là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc thuốc tê cần ngưng việc tiêm thuốc tê và xử trí theo biện pháp hàng đầu là truyền tĩnh mạch dung dịch nhũ tương Lipid 20%. Cùng với đó, người dân nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt uy tín nhổ răng hoặc can thiệp thẩm mỹ răng hàm mặt để được xử trí kịp thời khi xảy ra các biến chứng, ngộ độc do thuốc gây tê.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.