Rệp sáp bột hồng hại khoai mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rệp sáp bột hồng hại khoai mì (sắn/mì) tên khoa học là Phenacoccus manihotii có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ (Paraguay), gây hại nhiều nơi trồng mì trên thế giới nhất là các nước châu Phi như Congo, Zaire, Senegal, Gambia… gần đây gây hại nhiều tại Thái Lan (2008), Cambodia (2013), Lào (2012).

Hình ảnh cây sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại
Hình ảnh cây sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại



Tên gọi rệp sáp bột hồng vì thường cơ thể rệp sáp được bao phủ bởi một lớp bột trắng, nhưng ở cây mì lớp bột lại có màu hồng (tên tiếng Anh: Cassava pink mealybug).

 Ở Việt Nam thời gian gần đây rệp sáp bột hồng đã xuất hiện và gây hại thành dịch ở các vùng chuyên canh mì như ở Tây Ninh (2013), Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nghệ An… Đây là loài rệp chuyên ký sinh và hại cây mì, gây hậu quả rất lớn, thất thoát năng suất có thể lên đến trên 80%.

Tác hại của rệp sáp bột hồng:

Rệp sáp bột hồng phát sinh và gây hại ngay dưới ngọn lá, nhất là nơi tiếp giáp giữa cuống lá với phiến hay thân, rệp gây hại bằng cách chích hút nhựa ở thân non, lá, cuống… gây hiện tượng chùn ngọn, cây chậm sinh trưởng, thân cong queo và cây lùn, nếu nhiễm nặng, cây bị héo khô, toàn bộ lá sẽ rụng.

Rệp sáp bột hồng sống cộng sinh với một số loài kiến và sinh sản đơn tính nên phát triển mật số rất nhanh. Rệp lây lan nhanh qua nhiều đường: hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và trên các phương tiện vận chuyển… do cơ thể rệp được bao bọc trong một lớp phấn bột và thường đóng dầy đặc ở nơi kín như kẽ lá, mặt dưới lá nên việc phun thuốc thường có kết quả khá hạn chế.

Rệp sáp bột hồng có vòng đời khá dài khoảng từ 1 – 3 tháng. Sau khi mùa vụ kết thúc, theo các nghiên cứu, rệp có thể chuyển sang sống trên các chồi non của cây cao su để gây hại qua các mùa sau.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Khi làm đất cần tiêu hủy tàn dư cây trồng vụ trước và cỏ dại ven bờ.

+ Chọn hom giống sạch bệnh không bị nhiễm rệp sáp.

+ Không trồng dầy, bón phân chăm sóc tốt để cây sinh trưởng phát triển mạnh.

+ Nếu có thể, luân canh cây mì với các cây trồng khác như đậu, lúa nước… để giảm nguy cơ xuất hiện rệp sáp bột hồng, nhất là các vùng bị hại nặng các vụ trước.

+ Biện pháp hóa học: Pha Brimgold 200WP, liều dùng pha 20 gram bình 20 lít, phun 2 bình cho 1.000 m2.

Ngoài ra cũng có thể dùng hỗn hợp dầu khoáng SK Enspray 99EC (80 ml) với thuốc Sairifos 585EC (30 ml) cho bình 20 lít, phun 2 – 3 bình cho 1.000 m2.

Chú ý phun kỹ vào ngọn cây, phun mặt dưới lá, chỉnh bét phun mịn hạt, phun nhiều nước, nên phun sáng sớm hay chiều mát. Sau 5 – 7 ngày sau, có thể phun thêm lần 2. Để tránh hiện tượng kháng, có thể phun luân phiên với Gà Nòi 95SP (Cartap).

TH.S Huỳnh Kim Ngọc (nongnghiep)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.