Rèn luyện kỹ năng quan sát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 5 năm ngoái, tôi đưa 2 con đến hồ bơi. Vì trời nắng nóng nên hồ bơi rất đông. Trẻ con đùa giỡn ở dưới nước, người lớn ở trên bờ, các bà mẹ nói chuyện với nhau, có người nhìn chăm chú vào điện thoại. Tôi nhìn 2 con bơi tung tăng. Đứa lớn biết bơi chút ít vì có học qua, còn em gái nhỏ 4 tuổi ôm phao bơi hình tròn, kẹp vào nách và tung tăng trong nước. Con gái tôi di chuyển ra xa hơn, rồi tụt tay khỏi phao bơi, chới với trong hồ nước.

Thấy vậy, tôi vội nhảy xuống hồ và bế con lên. Con gái tôi hoảng sợ, khóc thét lên, còn tôi và những người ở quanh hồ bị một phen bàng hoàng. Cho dù hồ bơi có nhân viên cứu hộ, có đầy đủ phương tiện, áo phao nhưng hàng trăm đứa trẻ đang đùa nghịch trong hồ, 2 nhân viên để mắt không xuể.

Hôm rồi tôi đọc báo, thấy có tin giáo viên dạy bơi dẫn học sinh đến hồ bơi, không may có học sinh tử vong do đuối nước. Đứa trẻ khá lâu mới được tìm thấy. Điều đó nói lên rằng mức độ chủ quan, kỹ năng quan sát của giáo viên chưa được trang bị đầy đủ. Dù chuyện buồn đã xảy ra, nhưng qua đó, mỗi người sẽ tự rút ra được bài học cho mình và bài học đó đối với nhiều người có thể trả giá bằng thời gian, sinh mạng, cơ hội.

Thực tiễn cho thấy, kỹ năng quan sát của nhiều người không được thực hành đầy đủ. Mà kỹ năng, nếu không thực hành thường xuyên thì sẽ không được củng cố và dần mất đi. Con người sinh ra, dùng mắt để quan sát, bao quát xung quanh để xem những nguy hiểm đến từ môi trường, những chú ý trong giao tiếp mà mọi người hay dùng từ “để ý” nhưng nếu lâu dần không chú ý quan sát thì kỹ năng không hình thành hoặc có nhưng không đầy đủ. Chẳng thế mà, cha ông ta đã dạy “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Đây không chỉ là lễ nghi, phép tắc mà còn là sự quan sát để thấy được nơi nào nên ngồi, ăn khi nào thì dừng.

Tôi làm ở môi trường giáo dục. Việc để ý những chi tiết để từ đó làm gương, giáo dục cho học sinh là rất cần thiết. Giáo dục gia đình cũng nên chú trọng để con trẻ tự lập, được về với tự nhiên, biết trồng cây, ngắm bông hoa ven đường, thưởng thức hương sắc của nó, từ những điều đó giúp con nhìn thế giới bằng lăng kính của mình, đa chiều, nhiều màu sắc, đặc biệt hình thành được cách thức tương tác, yêu thiên nhiên và qua đó con quan sát được nhiều hơn, tầm mắt hướng lên cao, mở ra xung quanh chứ không chỉ nhìn vào một vài điểm cố định (như việc lướt các thiết bị điện tử hiện nay). Tôi có đọc một cuốn sách đại ý nói rằng, ngày nay, vì phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, công nghệ mà một số kỹ năng của con người dần mất đi. Chúng ta không phủ nhận những tiện ích mà sự phát triển của công nghệ mang lại, nhưng có một điều chắc chắn rằng, việc thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ phần nào khiến khả năng quan sát của chúng ta giảm đi theo thời gian.

Trẻ con bắt chước người lớn để hình thành các kỹ năng cơ bản. Chính vì vậy mà cha mẹ cần hướng dẫn cho con, làm gương để con có thể hình thành và thường xuyên rèn luyện kỹ năng quan sát.

Có thể bạn quan tâm

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.