Rau quê lên phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khởi nguồn từ việc những người tha hương mang rau vào Sài Gòn “ăn cho đỡ nhớ” và biếu người quen, rau xanh ven sông Trà Câu (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) dần được người dân phố ưa chuộng với lượng tiêu thụ hơn ngàn tấn mỗi năm.

  Ông Nguyễn Hữu Chung tưới nước chăm sóc vườn rau - Ảnh: TRANG THY
Ông Nguyễn Hữu Chung tưới nước chăm sóc vườn rau - Ảnh: TRANG THY


Ngày đầu năm mới bên sông Trà Câu, nắng trải vàng trên những vườn rau xanh mướt. Bà Nguyễn Thị Phương, ở P.Phổ Văn (TX.Đức Phổ) lúi húi cắt, rửa rau trước khi xuất bán cho tư thương. Những liếp mồng tơi, rau cải, bồ ngót, rau má, húng, rau ngò... tốt tươi sau bao ngày nhọc nhằn chăm bón. Bà ngừng tay, đưa mắt nhìn quanh vườn rau khoảng 2 sào, nhớ lại chuyện cũ.

Chừng 2 tháng trước, vợ chồng bà “đứng ngồi không yên” khi bão số 9 rồi 3 cơn lũ tiếp nối tràn vô xóm làng. Gió bão gây hư hại nhà cửa, nước lũ từ sông nhấn chìm những liếp rau tươi xanh. Lũ rút, vợ chồng bà buồn bã nhìn rau má úa vàng, những loại rau khác thối rữa thảm hại. “Sau khi nước rút, vợ chồng tôi liền cắt bỏ rau má úa rồi bón phân, cuốc xới gieo trồng. Giờ mỗi ngày tôi thu được khoảng 10 ký rau má và các loại khác bán được khoảng 400.000 đồng”, bà cho biết.

Chiều muộn, ông Nguyễn Hữu Chung lom khom ngoài vườn chăm sóc rau. Vợ ông là bà Trần Thị Kim Lành nhẹ tay cắt những ngọn rau mồng tơi tươi non. Bên trên, giàn lưới dày che nắng gắt và mưa nặng hạt, ngăn côn trùng sinh sâu bọ gây hư hại rau. Qua đó, giúp ông hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất rau an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Ông bố trí gieo trồng xen kẽ nên có rau xuất bán hằng ngày, trừ thời điểm mưa lũ.

“Nguồn thu nhập chính của gia đình từ rau cao hơn hẳn so với làm lúa nên khi lũ vừa rút là tôi liền cuốc xới để gieo trồng. Rau vừa lên xanh thì nước nhấn chìm, lại gieo trồng lứa mới rồi bị ngập. Vài lần như thế mới được vườn rau như thế này để bán kiếm tiền lo tháng chạp, tết. Giờ dịch bệnh Covid-19 phức tạp, sợ bà con làm ăn thất bát rồi mua sắm ít. Mong mau hết dịch để mọi người làm ăn khấm khá thì mới mua được nhiều và giá cao hơn...”, ông Chung tâm sự.

Theo người dân địa phương, “làng” rau ven sông Trà Câu khởi nguồn từ việc trước đây những người con tha hương mang rau vào TP.HCM “ăn cho đỡ nhớ” quê nhà và biếu người thân. Hương vị đặc trưng từ rau xanh ven sông Trà Câu dần được người dân phố thị ưa chuộng. Vì vậy, nhiều tiểu thương thu mua rau rồi chuyển vào TP.HCM tiêu thụ với số lượng khá nhiều. Ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN P.Phổ Văn, nhẩm tính: Diện tích trồng rau trên địa bàn khoảng 80 ha, với năng suất mỗi năm 187 tạ/ha. Sản lượng rau hằng năm gần 1.500 tấn. “Lượng rau bán ở địa phương rất ít vì nhiều người trồng. Rau sản xuất ở đây chủ yếu chuyển vào TP.HCM”, ông nói.

Theo TRANG THY (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.