Nuôi vịt trên cát, trồng rau thủy canh nhổ lên ăn ngay được, nông dân tỉnh Khánh Hòa khá giả lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nuôi vịt trời, trồng rau thủy canh trong nhà kính-đó là 2 trong nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa mà Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính và đoàn công tác tới thăm, khảo sát...

Nhiều tấm gương sản xuất giỏi cho thu nhập bạc triệu

Ngày 5/11, Đoàn công tác của Trung  ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN làm trưởng đoàn đã đến thăm mô hình trồng rau thủy canh tại xã Cam Hải Tây và làm việc với Hội Nông dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa).

 

Ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN phát biểu tại buổi làm việc với Hội Nông dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN phát biểu tại buổi làm việc với Hội Nông dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.


Báo cáo với Đoàn công tác, bà Lâm Thị Hoàng Phương – Chủ tịch Hội ND xã Cam Hải Đông cho biết, do dịch Covid-19 và tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân.

Trước những khó khăn trên, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, sự phối hợp của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể…Hội ND đã tập trung vận động bà con nông dân tập trung tổ chức sản xuất ngay từ đầu vụ.

Đến nay, xã đã nuôi trồng 17,5 ha các loại cá mú, cua xanh,cá măng, hàu sữa, tôm thẻ chân trắng,…sản lượng khai thác thủy sản đạt 256 tấn, đạt 75,96%; sản lượng nuôi trồng thủy sản.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững có nhiều nổi bật. Từ đây, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình như: Phạm Văn Chương, Mai Mỹ, Lê Thành Cát,Văn Minh Cường, Võ Văn Được, Nguyễn Thành Đen,…các mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao như, mô hình nuôi heo rừng, nuôi lươn, nuôi vịt biển trên đất cát, nuôi gà thương phẩm.


 

 Quang cảnh Đoàn Trung ương Hội NDVN làm việc tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Quang cảnh Đoàn Trung ương Hội NDVN làm việc tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.



Trong năm 2020 Hội ND xã đã xây được 3 mô hình gồm, tổ hội nghề nghiệp "Chăn nuôi vịt" có 5 thành viên tham gia; "mô hình công trình ánh sáng nông dân" và mô hình "thu gom chai, lọ, thuốc bảo vệ thực vật".

Theo bà Phương, tính đến cuối năm 2019 số lượng hội viên là 567. Trong năm đã kết nạp được 19 hội viên mới và đổi phát thẻ cho 24 hội viên. Đến nay, có 586 hội viên. Hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt chi, tổ hội gắn với công tác phát triển và nâng cao chất lượng hội viên; duy trì sinh hoạt chi hội theo Điều lệ Hội.

Hội viên, nông dân tích cực xây dựng nông thôn mới

Ông Phạm Hồng Thịnh – Chủ tịch Hội ND huyện Cam Lâm cho biết, trong năm Hội ND huyện đã phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống chính trị thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Các cấp Hội đã vận động và tổ chức cho hội viên, nông dân trong huyện thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".


 

Đoàn thăm quan mô hình làm rau thủy canh trong nhà kính sạch tại xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Đoàn thăm quan mô hình làm rau thủy canh trong nhà kính sạch tại xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.


 Theo đó, Hội đã vận động nông dân xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng thôn, tổ dân phố văn hoá. Đầu năm có 12.248 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, cuối năm qua bình xét có 11.704 đạt gia đình văn hóa /12.248 hộ, đạt 95,55% chỉ tiêu huyện Hội giao; đạt 101% chỉ tiêu tỉnh Hội giao (11.704 / 11.600 hộ).

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, đến cuối năm 2019 huyện Cam Lâm đã có 8/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiện nay, chính quyền các xã tiếp tục tuyên truyền vận động hội viên, nông dân và nhân dân thực hiện việc hiến đất và ngày công lao động để xây dựng đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng...

Xã đưa cơ giới hóa vào sản xuất, kết hợp với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng và vật nuôi góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.


 

Mô hình nuôi vịt trên cát của nông dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa cho thu nhập cao
Mô hình nuôi vịt trên cát của nông dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa cho thu nhập cao


Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch BCH Trung ương HNDVN đánh giá rất cao kết quả công tác Hội và phong trào nông dân xã Cam Hải Đông đã đạt được trong thời gian qua. Ông nhấn mạnh, cần nêu cao vai trò trách nhiệm của Hội ND để phối hợp với các đoàn thể tham mưu, cũng như tuyên truyền để cho người dân hiểu đúng, chấp hành đúng về luật đất đai.

Phó Chủ tịch Hội NDVN cho biết: "Trong sản xuất, thì chúng ta đang hướng đến phải nâng cao giá trị sản xuất, không chạy theo số lượng. Chính vì đó, tôi đề nghị địa phương cần hướng dẫn người dân từ việc sản xuất, nghiên cứu, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Bên cạnh đó cần thực hiện, đẩy mạnh hơn trong hoạt động chi tổ hội nghề nghiệp, bởi đây là tiền đề để thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã".

"Trong sản xuất, thì chúng ta đang hướng đến phải nâng cao giá trị sản xuất, không chạy theo số lượng. Tôi đề nghị địa phương cần hướng dẫn người dân từ việc sản xuất, cho đến nghiên cứu, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch", ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN phát biểu tại buổi làm việc.


 

https://danviet.vn/nuoi-vit-tren-cat-trong-rau-thuy-canh-nho-len-an-ngay-duoc-nong-dan-tinh-khanh-hoa-kha-gia-len-20201105184415004.htm

Theo CÔNG TÂM (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.