Quyết tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, khóa XV (mở rộng) đã tập trung phân tích những kết quả đạt được trong năm 2017. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2018.
Những kết quả đáng ghi nhận
 Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp và kết quả đã đạt được trong năm 2017 và các chỉ tiêu, giải pháp trong năm 2018 do  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Văn Niên trình bày tại hội nghị đã nhấn mạnh: Trong năm 2017, mặc dù gặp những khó khăn, nhưng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội và đã đạt những kết quả nhất định. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,815, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết đề ra. Trong đó, nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,52 %; công nghiệp-xây dựng tăng 7,49%, dịch vụ tăng 8,75%... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 38,95%, công nghiệp-xây dựng chiếm 27,73%, dịch vụ chiếm 33,52%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,7% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,58 triệu đồng/năm, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Đến nay, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 531.982 ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ, tổng sản lượng lương thực đạt 566.324 tấn, tăng hơn 5% so với năm trước. Cùng với đó, toàn tỉnh đã tái canh được 3.105 ha cà phê, đạt 140% kế hoạch; đến nay, đã xây dựng 134 điểm, mô hình cánh đồng mía lớn với tổng diện tích 2,651 ha và thu hút 983 hộ gia đình tham gia, trong đó có 158 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, phấn đấu đến cuối năm 2017 có thêm 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lên 50 xã.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng đạt những kết quả khả quan, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,54% so với năm trước; tổng mức bán lẻ doanh thu hàng hóa tăng hơn 15%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tron năm ước đạt 450 triệu USD; tổng mức đầu tư phát triển xã hội đạt 18.958 tỷ đồng. Cùng với đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.181 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Trong năm 2017, có 610 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn hơn 3.387 tỷ đồng; thành lập mới 45 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh lên 127 đơn vị.
Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị cũng được chú trọng, việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kết hợp với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Tính đến ngày 15-11, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 2.485 đảng viên mới, trong đó đảng viên nữ chiếm hơn 44%, đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm 30,7%. Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, qua đó giúp các tổ chức và đảng viên được kiểm tra, giám sát phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm đề ra những giải pháp khắc phục góp phần hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, hoạt động của mặt trận, đoàn thể có những chuyển biến tích cực, công tác tập hợp đoàn viên, hội viên được chú trọng. Bên cạnh đó, quốc phòng-an ninh được giữa vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo đã góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển.
Thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, hạn chế
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng chậm so với các tỉnh bạn lân cận. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, công tác quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp vẫn còn buông lỏng; việc triển khai kế hoạch trồng rừng gặp nhiều khó khăn, không đạt chỉ tiêu đề ra. Hiện nay, tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tuy có giảm nhưng vẫn còn phức tạp. Việc quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch các loại cây trồng chưa chặt chẽ; các chương trình dự án trong lĩnh vực nông nghiệp chưa hình thành được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng cao.
Các đại biểu tham dự hội nghị phát biểu phân tích nguyên nhân cũng như chỉ ra những tồn tại hạn chế. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Các đại biểu tham dự hội nghị phát biểu phân tích nguyên nhân cũng như chỉ ra những tồn tại hạn chế. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo, đồng chí Trần Cao Nguyên-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Kông Chro cho rằng: Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 3% là một nỗ lực của toàn Đảng bộ. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, cùng với đó, đối với các huyện đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo hàng năm phải giảm được từ 4-5%. Trên thực tế, tại địa bàn huyện Kông Chro nhiều xã số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%, trong khi đó rất nhiều chính sách, chương trình đầu tư cho đối tượng này. Vì vậy, đồng chí cho rằng cần xem lại hiệu quả, cách làm của các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Lý giải về nguyên nhân vẫn còn hộ chính sách trên địa bàn nghèo, Bí thư Huyện ủy Kông Chro cho rằng: Trong năm 2017, huyện đã xóa được 168 hộ chính sách nghèo, trên địa bàn huyện còn 45 hộ rơi vào các hộ neo đơn, nhưng huyện quyết tâm trong năm 2018 sẽ xóa được số hộ nghèo này.
Một trong những chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra nhưng không đạt đó là chỉ tiêu trồng mới 7.000 rừng trong năm 2017 nhưng đến nay mới chỉ trồng được 6.544 ha. Đề cập vấn đề này, đồng chí Võ Thanh Hùng-Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cho rằng: Việc thu hồi đất rừng đang gặp nhiều khó khăn do trước đây chúng ta quản lý chưa chặt để nhân dân canh tác lâu dài trên diện tích này. Để hoàn thành mục tiêu trồng rưng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đề ra mục tiêu cụ thể, giao nhiệm vụ từng đơn vị, doanh nghiệp trồng bao nhiêu, Công ty Lâm nghiệp, Ban Quản lý Rừng, địa phương trồng bao nhiêu thì mới có cơ sở để chỉ đạo thực hiện.
Cùng quan điểm này, đồng chí Võ Ngọc Thành-Chủ tịch UBND tỉnh lý giải: Nguồn vốn để trồng rừng khó khăn, đến nay Trung ương vẫn chưa chuyển vốn về. Bên cạnh đó, điều quan trọng là phải chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng đã trồng. Vấn đề thu hồi đất rừng phải linh hoạt, có nhiều diện tích phải để người dân tự trồng rừng, bảo quản và chăm sóc, mục tiêu là chuyển đất lâm nghiệp bị lấn chiếm sang trồng rừng, trong khi rừng chưa khép tán thì nhân dân có thể trồng xen các loại cây. Để thực hiện được nhiệm vụ trồng rừng thi không chỉ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị cần vào cuộc.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh: Hội nghị đã xác định năm 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV vì vậy cần tiếp tục bám sát chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành và các văn bản cụ thể hóa việc thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị, địa phương.Chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng và những vấn đề mới nảy sinh từ cơ sở; triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chủ động nắm chắc tình hình ở các địa phương, đơn vị. Chủ động nắm chắc tình hình, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên lĩnh vực nội chính, phòng-chống tham nhũng; Quan tâm giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc phức tạp kéo dài. Tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở; tăng cường phân cấp quản lý theo quy định nhằm nâng cao tính chủ động, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cấp, các ngành. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Phải chủ động xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện, đảm bảo đến cuối năm 2018 đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,8% trở lên; hết năm 2018 có 60 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2018 phải trồng được trồng mới 7.000 ha rừng. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi  cho nhà đầu tư sớm hoàn thành dự án và đưa vào hoạt động; xây dựng chính quyền cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thân thiện với người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu cuối năm 2018 phải giảm 3% hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số phải giảm được 7,2% trở lên. Tập trung phát triển ngành du lịch và dịch vụ tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương tập trung chăm lo đời sống người nghèo, gia đình chính sách, người có công với cách mạng và đồng bào dân tộc thiểu số.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.
Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

(GLO)- Ngày 15-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các ban, ngành, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 14-12, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Hồng Phong-Phó tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Hưng-Giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Trần Trung Thành-Phó giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Huỳnh Minh Sở-Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.