(GLO)- Lời Tòa soạn: Theo kế hoạch, trước ngày 30-6-2025, Gia Lai sẽ hoàn thành việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
*P.V: Mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm kê đất đai là gì, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc An. Ảnh: L.N
- Ông Vũ Ngọc An: Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đồng thời, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là cơ sở quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cùng với đó, cung cấp chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước, của xã hội.
*P.V: Hiện nay, Gia Lai đã đạt được những kết quả như thế nào trong công tác này?
- Ông Vũ Ngọc An: Tỉnh đã chỉ đạo triển khai kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 đối với cấp huyện, nộp kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 14-3-2025. Đến thời điểm này, chỉ có 3 địa phương nộp sản phẩm là huyện Đức Cơ, Đak Pơ và thị xã Ayun Pa.
Sản phẩm giao nộp là bản giấy gồm: báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất; báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất; báo cáo kết quả kiểm kê đất đai. Tuy nhiên, sản phẩm giao nộp của 3 địa phương lại chưa đúng quy định, chưa được kiểm tra, nghiệm thu. Do đó, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đề nghị các địa phương hoàn thiện, bổ sung.
Về số liệu trên hệ thống TKOnline, hiện chưa ghi nhận số liệu của cấp xã và cấp huyện. Ngoài ra, đã triển khai kiểm kê chuyên đề gồm: tình hình quản lý, sử dụng đất các công ty nông-lâm nghiệp: đã điều tra được 3.981 thửa, còn lại 8.682 thửa; 35 đơn vị hành chính cấp xã có sạt lở, bồi đắp đã ký biểu số liệu, còn 2 đơn vị hành chính cấp xã có sạt lở, bồi đắp chưa ký biểu số liệu; 127 đơn vị hành chính cấp xã không có sạt lở, bồi đắp đã ký biểu số liệu và còn 43 đơn vị hành chính cấp xã không có sạt lở, bồi đắp chưa ký biểu số liệu; 16 đơn vị hành chính cấp xã chưa xác minh có sạt lở, bồi đắp hay không; đã hoàn thành lấy tờ khai Sân bay Pleiku và lập biên bản làm việc với Cảng vụ Hàng không miền Trung.
*P.V: Vậy, công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh gặp những khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?
- Ông Vũ Ngọc An: Quá trình triển khai công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn, vướng mắc như: định mức kinh tế-kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh chưa được ban hành; phần mềm kiểm kê đất đai khó sử dụng; số liệu loại đất cần xác định theo quy định Luật Đất đai mới.
Trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và báo cáo trước thời gian quy định. Cụ thể: cấp huyện rút ngắn 20 ngày, phải hoàn thành và báo cáo kết quả lên cấp tỉnh trước ngày 10-3-2025; cấp tỉnh rút ngắn hơn 3 tháng và phải hoàn thành và gửi về Bộ trước ngày 20-3-2025 (kế hoạch là trước ngày 30-6-2025).
Về địa giới hành chính và diện tích tự nhiên: Theo Quyết định số 826/QĐ-BNV ngày 24-11-2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công nhận số lượng, chất lượng hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp của tỉnh đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 2-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12-3-2025, Sở Nội vụ có Công văn số 577/SNV-XDCQ về việc kiểm tra số liệu diện tích tự nhiên trên địa bàn tỉnh theo đường địa giới hành chính đã được Hội đồng Trung ương nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Theo đó, địa giới hành chính và diện tích tự nhiên có một số thay đổi so với địa giới hành chính và diện tích tự nhiên sử dụng để thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2019. Do vậy, các địa phương cần điều chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất và diện tích tự nhiên để đảm bảo theo hồ sơ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm kê chuyên đề, đại diện một số công ty nông-lâm nghiệp cho biết không xác định được diện tích lấn chiếm, diện tích giao khoán, giao khoán trắng, hợp tác đầu tư; chưa phối hợp xác nhận các tài liệu có liên quan nên gặp khó khăn để đảm bảo tiến độ thực hiện.
Tại cuộc họp vào ngày 26-2 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp-Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để đẩy nhanh tiến độ kiểm kê đất đai, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định.
(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.
(GLO)- Sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu toàn cầu, lãnh đạo các nước Nhật Bản, Anh, Đức, Canada đều lên tiếng tuyên bố đây là động thái “gây thất vọng” và có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
(GLO)- Cục Hải quan vừa có công văn hỏa tốc thông báo đến đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp về việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin theo mô hình tổ chức hải quan mới.
(GLO)- Đó là một trong 3 mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện vào ngày 12-3.
Từ 17h hôm nay (12/3) đến 8h ngày 17/3, Cục Thuế - Bộ Tài chính tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử phục vụ nâng cấp và chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế.
(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
(GLO)- Ngày 28-2, UBND huyện Kông Chro ( tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2025.
(GLO)- Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều gói cho vay mua, xây sửa nhà ở với lãi suất thấp. Không chỉ vậy, thời gian vay tối đa ở một số ngân hàng kéo dài từ 30-50 năm.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Thực hiện Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai tập trung thanh toán kịp thời các nguồn vốn theo kế hoạch.
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh vừa ký quyết định bãi bỏ quyết định của UBND tỉnh đã ban hành về quy chế quản lý kinh phí và quy định mức chi cho hoạt động khuyến công địa phương.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% cần tập trung huy động nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, với nhu cầu vốn cho cả nền kinh tế khoảng 4 triệu tỷ đồng trong năm nay.
Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.
(GLO)- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cho người bán hàng online đóng thuế theo phương pháp khoán và lùi thời điểm áp dụng đến tháng 7-2025.
(GLO)- Bộ Tài chính vừa gửi Chính phủ Tờ trình dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh về tiến độ thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn tỉnh.
Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.