Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tại Văn bản 555/TTg-QHĐP về việc thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; trong đó, quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch được giao của năm 2022 và 2023.

Công văn số 555/TTg-QHĐP nêu rõ: Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm.

Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh minh họa ảnh 1

Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh minh họa

Để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục phát hiện, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ đề ra và hoàn thành các chỉ tiêu được giao, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang-Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan nghiêm túc, quyết liệt, tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia) khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan Chủ Chương trình mục tiêu quốc gia và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch và chuẩn bị tài liệu, dự thảo Báo cáo, bài phát biểu phục vụ Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại 3 Vùng: Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong thời gian từ ngày 25-7-2023 đến ngày 4-8-2023; báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 10-7-2023.

Đồng thời, chuẩn bị kỹ Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để phục vụ Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội, báo cáo Chính phủ trước ngày 7-8-2023; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Văn bản này, định kỳ hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Tài chính, Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 8-6-2023 của Chính phủ, bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra. Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện đánh giá, sơ kết tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đến hết tháng 6-2023, đề xuất cụ thể những giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc, nội dung cần điều chỉnh bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn và quy định hiện hành, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong tháng 7-2023.

Yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, đặc biệt là công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước liên quan đến triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các văn bản đề xuất, trao đổi, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương phải được xử lý, trả lời trong thời hạn 7 ngày làm việc (trường hợp không trả lời hoặc chậm trả lời theo thời hạn được xác định là đồng ý và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ); tiếp tục rà soát, theo dõi, nắm bắt, hướng dẫn kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những nội dung vượt thẩm quyền.

Giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt rà soát danh mục các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để điều chỉnh, quyết định kịp thời; chú ý phân cấp quản lý đầu tư nhưng phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún; đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; tích cực chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố có kết quả triển khai thực hiện tốt để có cơ chế, giải pháp điều hành phù hợp tình hình thực tiễn và đặc thù của địa phương; quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch được giao của năm 2022 và 2023.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc; nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết, tích hợp cụ thể các văn bản hướng dẫn, quy trình, thủ tục và bộ hồ sơ Mẫu cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia để phổ biến, tập huấn, đào tạo cho cấp cơ sở triển khai thực hiện bảo đảm nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả, đúng quy định hiện hành và thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt gần 74% kế hoạch

Chư Pưh: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt gần 74% kế hoạch

(GLO)-

Nhờ chủ động triển khai các giải pháp về mặt hồ sơ, thủ tục đấu thầu cũng nhưng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ngay từ đầu năm nên tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đến thời điểm này đạt tỷ lệ tương đối cao, chiếm gần 74% kế hoạch vốn năm 2023.

Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Vũ Chi

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND tại Ayun Pa

(GLO)- Sáng 21-9, đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND thị xã Ayun Pa về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh.
Xuất khẩu cao su đạt hơn 1,6 tỷ USD

Xuất khẩu cao su đạt hơn 1,6 tỷ USD

(GLO)- Báo Công thương, tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam dẫn lại số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 8-2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 222.482 tấn, trị giá hơn 287,13 triệu USD (tăng 11,3% về lượng và 0,1% về trị giá so với tháng 7-2023). Lũy kế 8 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su trên cả nước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá hơn 1,6 tỷ USD (tăng 0,5% về lượng nhưng lại giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022).
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay bằng phương tiện điện tử

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay bằng phương tiện điện tử

(GLO)- Lời Tòa soạn: Từ ngày 1-9, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực thi hành đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng, trong đó có nội dung quan trọng quy định về cho vay bằng phương tiện điện tử. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh.

Có công khai mới minh bạch

Có công khai mới minh bạch

Tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2023, dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhắc nhở Kiểm toán Nhà nước 'có vẻ ngày càng giảm nhiệt đi'.
Ngân hàng chính thức cho cá nhân vay mua nhà, ô tô… trả nợ ngân hàng khác

Ngân hàng chính thức cho cá nhân vay mua nhà, ô tô… trả nợ ngân hàng khác

Ngày 1/9, Thông tư 06/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016 về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng chính thức có hiệu lực. Trong đó có quy định cho khách hàng cá nhân vay vốn ngân hàng này để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác.