Quyết sách đúng, Gia Lai trở thành một trong những nơi dẫn đầu về giảm nghèo miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ sự hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cùng với những quyết sách do Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra, Gia Lai đã giảm nghèo vượt chỉ tiêu Chính phủ giao, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về giảm nghèo ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đảm bảo nguồn vốn tín dụng

Gia Lai là tỉnh vùng cao có diện tích tự nhiên 15.500km2, dân số hơn 1,5 triệu người, với 34 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 44%. Trong 17 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, Gia Lai có 1 huyện nghèo. Toàn tỉnh có 61 xã đặc biệt khó khăn, 664 thôn, làng đặc biệt khó khăn.

Mặc dù là tỉnh có tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế khá nhưng đời sống của người dân vẫn còn khó khăn, nhất là trong bối cảnh ngành hồ tiêu, cà phê, cao su giá cả xuống thấp, nhiều loại cây buộc phải phá bỏ.

 

 Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo. Ảnh: Đình Văn
Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo. Ảnh: Đình Văn
Mặc dù là tỉnh có tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế khá nhưng đời sống của người dân vẫn còn khó khăn, nhất là trong bối cảnh ngành hồ tiêu, cà phê, cao su giá cả xuống thấp, nhiều loại cây buộc phải phá bỏ.
 

Xác định kinh tế phát triển là tiền đề quan trọng để thực hiện giảm nghèo bền vững, Gia Lai đã có những quyết sách đúng đắn, bền vững để đưa người dân thoát nghèo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã huy động hơn 1.268 tỷ đồng. Nhờ vậy các công trình đường sá, cơ sở hạ tầng được đầu tư đến tận làng, bản. Điện thắp sáng vào tận vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, heo hút.

Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ nhiều loại giống cây trồng, phân bón, các loại con giống (bò, heo, gà, dê…); thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rau, củ, quả… giúp người dân tiêu thụ nông sản. Từ đó thu nhập của người dân nâng lên rõ rệt, kinh tế hộ gia đình phát triển thấy rõ.

Gia Lai là địa phương luôn quan tâm, đảm bảo đủ nguồn vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới vay vốn để thoát nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các hội, đoàn thể và các địa phương triển khai 15 chương trình tín dụng chính sách. Qua 4 năm thực hiện (2016-2019), doanh số cho vay đạt 5.800 tỷ đồng, với 197.875 lượt hộ vay. Từ đó giúp người dân giảm nghèo hiệu quả.

Thay đổi tư duy

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, công tác giảm nghèo ở Gia Lai còn làm thay đổi nhận thức, lối sống, nếp nghĩ của người dân. Để làm được điều này, Gia Lai đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phát huy truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" và các truyền thống văn hóa tốt đẹp để giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời khơi dậy ý chí chủ động, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của người dân.

Cách làm này được cụ thể hóa bằng những nghị quyết hỗ trợ giảm nghèo, chính sách tín dụng, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phòng chống "tín dụng đen"… để người dân thực hiện.

Với sự tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo người dân, trong giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ hộ nghèo của Gia Lai đã giảm nhanh qua từng năm (từ 19,71% năm 2015 giảm xuống 7,04% thời điểm cuối năm 2019), đời sống người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Tính chung cả giai đoạn, bình quân toàn tỉnh giảm trên 3,1% hộ nghèo/năm, vượt chỉ tiêu do Chính phủ giao và chỉ tiêu Tỉnh ủy Gia Lai đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, Gia Lai đã thu hẹp khoảng cách về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn. Từng bước tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trong công tác giảm nghèo, Gia Lai xác định giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, nhất là ở khu vực biên giới, vùng đặc biệt khó khăn... Từ đó tập trung cho khu vực này, tạo chuyển biến mạnh mẽ, giảm nghèo nhanh và bền vững.

https://danviet.vn/quyet-sach-dung-gia-lai-tro-thanh-mot-trong-nhung-noi-dan-dau-ve-giam-ngheo-mien-trung-tay-nguyen-20210308162911266.htm
 

Theo ĐÌNH VĂN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.