Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng: Chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thành lập từ tháng 8-2012, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Gia Lai có nhiệm vụ tiếp nhận ủy thác thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của các đơn vị sử dụng dịch vụ, chủ yếu là các nhà máy thủy điện; nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch; nhà máy sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước và chi trả cho các đơn vị cung ứng DVMTR theo các lưu vực của từng nhà máy.
Ông Nguyễn Hồng Linh-Phó Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh-cho biết: “Thông qua nguồn tiền chi trả DVMTR, công tác quản lý, BVPTR của các đơn vị, địa phương được đầu tư, góp phần duy trì ổn định hơn 468.000 ha rừng cung ứng DVMTR. Nguồn quỹ này góp phần chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong công tác BVPTR. Ngoài ra, nhờ nguồn tiền chi trả từ DVMTR, nhiều hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn”.
Theo báo cáo của Quỹ BVPTR tỉnh, dự kiến đến tháng 12-2021, tổng nguồn thu tiền DVMTR của tỉnh sẽ đạt khoảng 140 tỷ đồng, vượt 47% kế hoạch năm 2021. Trong đó, Trung ương điều phối khoảng 101 tỷ đồng và thu nội tỉnh khoảng 38 tỷ đồng. Quỹ dự kiến tạm ứng 70% số tiền DVMTR thực thu cho các chủ rừng và UBND cấp xã với số tiền khoảng 85 tỷ đồng đúng quy định. Số còn lại, sau khi các cơ quan, đơn vị liên quan xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2021 cho các chủ rừng là tổ chức và UBND cấp xã, Quỹ sẽ tiến hành chi trả cho các đơn vị cung ứng DVMTR, phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trong đầu năm 2022.
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ dân tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: M.N
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ dân tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn
Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh về công tác chi trả tiền DVMTR qua tài khoản cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng, Quỹ BVPTR tỉnh đã làm tốt vài trò cầu nối, thiết lập quan hệ với các ngân hàng (chủ yếu là Ngân hàng Chính sách Xã hội và Agribank) để 59/59 đơn vị cung ứng DVMTR có thực hiện khoán bảo vệ rừng triển khai mở 1.896 tài khoản và chi trả cho các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng (là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao quản lý, bảo vệ rừng). Ước tính nguồn tiền DVMTR chi trả qua tài khoản ngân hàng cho các đối tác nhận khoán bảo vệ rừng mỗi năm dao động trên dưới 34 tỷ đồng. “Nguồn thu từ DVMTR tương đối lớn so với thu nhập của các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng. Từ đó, huy động được đông đảo người dân tham gia bảo vệ rừng và tăng giá trị hưởng lợi trực tiếp từ rừng, giúp bà con cải thiện cuộc sống, góp phần giúp các địa phương giảm nghèo bền vững”-ông Linh nhận xét.
Cũng theo ông Linh, để chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả, Quỹ BVPTR tỉnh sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tăng cường tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR bằng các hình thức khác nhau gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng; kết hợp tập huấn về quản lý, sử dụng hiệu quả tiền DVMTR tại cộng đồng dân cư nhằm giúp người dân cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là của người dân sống gần rừng, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR. Đồng thời, thực hiện kiểm tra, giám sát bên cung ứng, sử dụng DVMTR đảm bảo việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đúng quy định, đạt hiệu quả.
BÍCH HÀ

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.