Quê hương có nhiều đổi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Phú Thiện, P.V Báo Gia Lai đã có dịp trao đổi với một số nhân chứng từng gắn bó với địa phương ngay từ ngày đầu thành lập.
* Ông Nguyễn Văn Phụng-nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện: Lúc mới thành lập, huyện Phú Thiện đối mặt với rất nhiều khó khăn. Dựa vào tình hình thực tiễn, huyện cụ thể hóa yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Về kinh tế-xã hội, huyện tăng cường huy động, tranh thủ các nguồn lực để từng bước xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng từ trung tâm thị trấn Phú Thiện đến xây dựng nông thôn mới ở các xã, đáp ứng yêu cầu làm việc, công tác và phục vụ dân sinh.
Cùng với đó, huyện xác định phương châm “Giữ vững an ninh chính trị là hàng đầu, phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”. Từ đó, huyện chú trọng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tập trung làm chuyển hóa các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; từng bước củng cố, kiện toàn lực lượng vũ trang chính quy, thường trực, lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên. Thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ, thu hút cán bộ, công chức, viên chức về địa phương làm việc và gắn bó lâu dài, ổn định.
* Bà Ksor H’Soa-nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện: Khi mới thành lập huyện, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đơn sơ lắm, một số cơ quan, ban ngành phải mượn tạm nhà dân, các xã vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn, mùa mưa lầy lội. Nhiều buôn làng hầu như “trắng” đảng viên. Cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở hạn chế trình độ, kinh nghiệm. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn... Anh chị em cán bộ của huyện động viên nhau vượt qua khó khăn, thiếu thốn để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhìn Phú Thiện phát triển như hiện tại, chúng tôi không khỏi tự hào vì đã góp một phần nhỏ ở trong thành tích chung đó.
* Đại tá Lê Quang Trung-Trưởng Công an huyện: Lúc mới thành lập, Công an huyện chỉ có 26 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng mỏng, trụ sở chưa có nên phải ở tạm nhà dân, tình hình an ninh hết sức phức tạp. Tình hình tội phạm cũng phức tạp, tai nạn giao thông tăng. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy và UBND huyện, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện đã đoàn kết chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

* Ông Ksor A Net (làng Hek, xã Chư A Thai): Làng Hek trước đây là vùng căn cứ kháng chiến. Sau giải phóng, cuộc sống dân làng vất vả, tạm bợ. Điện, nước sạch, cái chữ... thứ gì cũng thiếu, nhiều cháu nhỏ không được đến trường. Sau khi có Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới, 4 làng Đồn được quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt và thay đổi toàn diện. Bây giờ, đường sá được bê tông hóa, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế khang trang. Đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con cải thiện nhiều mặt, hộ nghèo giảm dần.

LÊ VĂN NGỌC (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tăng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 1.000 ha

Tăng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 1.000 ha

(GLO)-

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh vừa tổ chức giao khoán thêm 1.040,22 ha rừng cho người dân xã Kon Pne (1.000 ha) và Đak Rong (40,22 ha) thuộc địa bàn huyện Kbang. Qua đó, nâng tổng số diện tích giao khoán của Vườn là 18.990,2 ha cho 29 nhóm hộ thuộc 18 cộng đồng thôn, làng vùng đệm của các huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa.

Làng Jút 2 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Làng Jút 2 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Sau nhiều năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và liên tục giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa cấp huyện”, bà con làng Jút 2 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả, đến năm 2021, làng Jút 2 là làng đầu tiên ở huyện Ia Grai được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn NTM. Phát huy kết quả đã đạt được, bà con làng Jút 2 đang tập trung thi đua thực hiện các cuộc vận động, các phong trào yêu nước, phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số vào năm 2024.

An Khê: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

An Khê: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2023), các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.
Phường Tây Sơn “tiếp sức” cho hộ nghèo vươn lên

Phường Tây Sơn “tiếp sức” cho hộ nghèo vươn lên

(GLO)- Những năm qua, phường Tây Sơn (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trong đó, hoạt động truyền thông đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Một lần về Chư Mố

Một lần về Chư Mố

(GLO)- Là tôi đang nhắc đến lần về Chư Mố (khi đó thuộc huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) để viết về một mối tình được truyền tụng ở vùng đất này. Sông Ba mùa cạn, quãng sang Chư Mố từng lạch nước trông như lọn tóc đen vờn quanh doi cát trắng. Núi Mố nhô lên giữa cánh đồng rộng trông tựa quả trứng khổng lồ ai để lệch.