Quảng Ngãi: Ông nông dân nuôi con đặc sản đầy gai nhọn hoắt, trồng vườn "lung tung" mà thành tỷ phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu không tận mắt chứng kiến, khó có thể tin rằng dù sống ở vùng đất sỏi khô cằn thôn Đồng Vinh, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) nhưng ông nông dân Võ Thanh Hùng vẫn có thể nuôi đàn nhím đầy lông nhọn hoắt, trong vườn trồng nhiều cây ăn quả đặc sản mà thành tỷ phú.



Chúng tôi tìm đến nhà lão nông Võ Thanh Hùng vào một ngày gần giữa tháng 10. Ở vùng này, ông Hùng nổi tiếng làm ăn giỏi, nắm tiền tỷ trong tay, lợi nhuận thu về từ trồng rừng, cây ăn quả, nuôi gà, nuôi bò,…có lúc trên 700 triệu đồng/năm.

Thế nhưng căn nhà của ông Hùng bình thường như bao hộ khác ở trong vùng.


 

Tỷ phú nông dân Võ Thanh Hùng, Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) bên chuồng nuôi nhím của gia đình.
Tỷ phú nông dân Võ Thanh Hùng, Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) bên chuồng nuôi nhím của gia đình.


Nói về quá trình để tạo cơ ngơi và mức thu nhập được như ngày hôm nay, ông Hùng chậm rãi: Đó là một câu chuyện dài, đầy vất vả và lắm khó khăn của khoảng thời gian hơn 15 năm qua.

Trước đây, ông Hùng đi làm thuê cho một gia đình chuyên trồng cây ăn quả và cà phê ở tỉnh Đắc Lắc. Rồi tích góp được ít vốn, kinh nghiệm, ông quyết định trở về tỉnh Quảng Ngãi bắt tay vào cải tạo, đầu tư  hơn 2ha đất vườn, rẫy của gia đình để trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi bò sinh sản.

Không như khu vực lân cận có đất sản xuất là bãi bồi ven sông, diện tích đất ở thôn Đồng Vinh mà gia đình ông Hùng sở hữu là đất đồi cằn pha sỏi, vì vậy cây trồng chủ yếu là keo và vật nuôi là 3 con bò cái sinh sản, gà.

Nhờ cần cù và chịu khó chăm sóc nên keo trồng phát triển tốt và số vật nuôi sinh sôi thuận lợi, theo đó đã mang lại cho ông Hùng một khoản thu khá, giúp lão nông này có điều kiện tiếp tục đầu tư và mở rộng.

Cùng với 2ha đất đã sở hữu lâu nay, ông Hùng mua thêm 2,7ha để mở rộng quy mô và đa dạng hóa thêm cây trồng, vật nuôi.

Cùng với trồng keo, ông Hùng bắt tay vào cải tạo và dành phần diện tích đất bồi mới mua thêm ở khu vực lân cận để trồng bưởi da xanh, sầu riêng; nuôi nhím sinh sản; tăng số lượng đàn gà từ vài chục lên hàng trăm con.

Riêng đối với nuôi nhím, ông Hùng kể: "Cách đây hơn 4 năm, nhận thấy con vật này có thể mang lại nguồn thu khá nên tôi đầu tư 15 triệu đồng để mua một cặp con giống sinh sản về nuôi. Tính đến nay, ngoài số tiền bán thịt ước được trên 40 triệu đồng, hiện trong chuồng còn 6 con nhím sinh sản, gồm 4 cái và 2 đực".

 

Một góc vườn cây ăn quả của ông tỷ phú nông dân, Võ Thanh Hùng, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)
Một góc vườn cây ăn quả của ông tỷ phú nông dân, Võ Thanh Hùng, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)


Tuy số tiền mang về từ nuôi nhím không nhiều so với trồng rừng, nhưng với số lần sinh sản của nhím mẹ là 2 đợt/năm (2 con/đợt). Với giá bán nhím con là 2,5 triệu đồng/cặp và nhím thịt 250.000 đồng/kg, ông Hùng thu vài chục triệu đồng mỗi năm từ con đặc sản này.

Ngoài ra, với đàn gà vườn "nuôi chơi" trên 100 con, chưa nói đến thu trứng, tiền bán gà thịt cũng thu về hàng triệu đồng mỗi tháng, thừa sức chi phí ăn uống cho gia đình.

Nhờ năng động sản xuất mà nguồn thu nhập của gia đình ông Hùng không ngừng tăng lên. Ông Hùng ước tính, sau khi trừ các khoản chi phí, việc trồng cây và chăn nuôi đã mang về số lợi nhuận cho gia đình từ 230-700 triệu đồng/năm. Một con số mà theo nhiều người dân nơi đây "có nằm mơ cũng không thấy".

Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, ông Hùng còn là một người luôn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương xây dựng Nông thôn mới của địa phương.

Năm 2017, hưởng ứng sự vận động của chính quyền địa phương, ông Hùng không ngần ngại hiến 300m2 đất, đồng thời vận động một người con hỗ trợ 27 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn.

Tháng 7/2018, để góp phần  giải quyết và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân trong vùng, ông Hùng tiếp tục hiến 1.500m2 đất đang trồng 1.000 cây keo 2 năm tuổi để làm hố chôn rác tạm thời, giải quyết ô nhiễm môi trường tại địa phương.

 

Nhím-con đặc sản mang về tiền chục triệu cho ông nông dân tỷ phú Võ Thanh Hùng, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Nhím-con đặc sản mang về tiền chục triệu cho ông nông dân tỷ phú Võ Thanh Hùng, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).


 Với tư cách là Chi hội trưởng Nông dân thôn Đồng Vinh, ông Hùng còn tham gia với các cấp ngành của xã vận động các Hội viên nông dân thực hiện các mô hình mới và chuyển đổi 90% diện tích đất vườn kém hiệu quả trong thôn sang trồng mít thái, chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh,… nhằm tăng thu nhập cho các gia đình.

Cùng những khen thưởng từ các cấp ngành của huyện Nghĩa Hành, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi, với thành tích đã đạt được và quá trình đóng góp cho cộng đồng, xã hội của địa phương trong suốt nhiều năm qua, lão nông Võ Thanh Hùng đã vinh dự được Hội đồng bình chọn bỏ phiếu chọn là một trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020".

 

Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2020 dự kiến được tổ chức trọng thể vào trung tuần tháng 10/2020 tại Thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020).

https://danviet.vn/quang-ngai-ong-nong-dan-nuoi-con-dac-san-day-gai-nhon-hoat-trong-vuon-lung-tung-ma-thanh-ty-phu-20201008070100643.htm

 

Theo CÔNG XUÂN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.