Quảng Nam: U40 trồng nấm sò thu tiền rủng rỉnh quanh năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng bôn ba ở xứ người làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng thu nhập khá bấp bênh, anh Nguyễn Anh Tuấn (40 tuổi), ở thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam quyết định về lại quê hương trồng nấm sò. Nhờ trồng nấm sò đã giúp anh Tuấn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm

Trò chuyện cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tuấn cho biết, trước đây anh từng làm nghề kim hoàn, lái xe nhưng cuộc sống cứ khó khăn nên anh đã quyết tâm về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Qua tham quan thực tế tại các hộ trồng nấm ở Quảng Nam và Đà Nẵng, cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, cuối cùng anh đã quyết định xây dựng mô hình trồng nấm sò.


 

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam về trồng nấm sò.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam về trồng nấm sò.



Năm 2016, anh bắt tay vào xây dựng mô hình trồng nấm sò làm hướng phát triển kinh tế cho gia đình. Ban đầu do vốn ít, kinh nghiệm chưa nhiều nên anh chỉ đầu tư khoảng 3.000 bịch nấm sò.

"Lứa nấm sò đầu tiên, tôi thu về gần 20 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 10 triệu đồng. Nhận thấy mô hình trồng nấm sò cho hiệu quả kinh tế, lấy ngắn nuôi dài, tôi lấy số tiền lãi thu được đầu tư mở rộng quy mô. Dần dần phát triển lên được cơ sở trồng nấm như ngày hôm nay…", anh Tuấn nói.



 

 Hàng tháng sau khi trừ chi phí anh Tuấn lãi hơn 30 triệu đồng từ việc trồng nấm sò, và dịch vụ thu mua nấm.
Hàng tháng sau khi trừ chi phí anh Tuấn lãi hơn 30 triệu đồng từ việc trồng nấm sò, và dịch vụ thu mua nấm.




Theo anh Tuấn, trồng nấm sò không quá khó nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Nấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như: bồ đề, mít, cao su, keo…

Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông, nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất. Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 – 5cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khối mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 – 1,6kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.



 

Cơ sở trồng nấm sò của anh Tuấn sản xuất theo hướng gối đầu và có công suất hơn 120.000 bịch nấm/năm.
Cơ sở trồng nấm sò của anh Tuấn sản xuất theo hướng gối đầu và có công suất hơn 120.000 bịch nấm/năm.


Giống nấm có thể được nhân lên từ cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ… Giống nấm là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện như nhau.

Do đó, theo anh Tuấn giống nấm sò phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ.

Giống nấm có mùi thơm dễ chịu, mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại…

Giống nấm không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi). Nấm sò được sản xuất theo quy mô khép kín, có hệ thống tăng nhiệt độ lên 24 độ C ở thời điểm rét lạnh và hệ thống phun sương, làm mát vào thời điểm nắng nóng.



 

 Mỗi ngày, anh Tuấn cung ứng ra thị trường 70-100kg nấm sò, giá nấm sò tươi bán ra thị trường là 45.000 đồng/kg.
Mỗi ngày, anh Tuấn cung ứng ra thị trường 70-100kg nấm sò, giá nấm sò tươi bán ra thị trường là 45.000 đồng/kg.


Đến nay, diện tích trồng nấm sò của anh Tuấn hơn 1.500m2 với 2 trại nấm hoạt động ổn định. Công suất hơn 120.000 bịch phôi nấm sò/năm, sản xuất theo hướng gối đầu chủ yếu tập trung sản xuất nấm sò, Mỗi năm sau khi trừ chi phí anh Tuấn lãi hơn 300 triệu đồng. Hiện anh Tuấn cũng đang thử nghiệm trồng các loại nấm khác.

Sản phẩm nấm sò đạt chuẩn OCOP 3 sao

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm anh Tuấn cho biết, để nuôi trồng nấm đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi, nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non. Sử dụng giống nấm tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.


 

 Lò hấp, sấy chế biến trong quy trình trồng nấm sò của gia đình anh Tuấn.
Lò hấp, sấy chế biến trong quy trình trồng nấm sò của gia đình anh Tuấn.



Về kỹ thuật trồng nấm, theo anh Tuấn, tổng thời gian trồng đến thu hoạch nấm sò từ 65-75 ngày, mỗi bịch giá thể nấm có thể thu hái được 0,5-0,6kg nấm, nấm ra thường xuyên ngưng ra rộ nhiều đợt, mỗi đợt ra khoảng một tuần sau đó ngừng khoảng 2-3 ngày.

Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi nhẹ và khô không còn khả năng ra nấm nữa thì tháo bỏ xuống và có thể tận dụng để trộn tiếp với nguyên liệu hoặc được ủ làm phân bón vi sinh.

Anh Tuấn cho biết, mỗi ngày anh cung ứng ra thị trường 70-100kg nấm sò, giá nấm sò tươi bán ra thị trường là 45.000 đồng/kg.

Hàng tháng sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 30 triệu đồng từ việc sản xuất, thu mua, bán sản phẩm nấm. Sản phẩm nấm sò của anh chủ yếu bỏ mối cho các nhà hàng, siêu thị tại Đà Nẵng, Quảng Nam.



 

 Hiện nay, anh Tuấn đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú Quý (thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Hiện nay, anh Tuấn đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú Quý (thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).



Cơ sở sản xuất nấm của anh cũng đã liên kết với 3 hộ sản xuất nấm tại địa phương. Ngoài ra, cơ sở sản xuất nấm của anh còn giải quyết cho 8 lao động với thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài sản xuất nấm sò, hợp tác xã (HTX) còn mở thêm xưởng sản xuất gỗ pallet, mùn cửa từ xưởng gỗ cũng giúp anh Tuấn chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất nấm.

Anh Hứa Minh Phương (ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), cho biết, từ ngày liên kết với HTX Tân Phú Quý sản xuất nấm, thu nhập gia đình anh đã khá hơn nhiều so với trước.

"HTX đã tạo điều kiện cung cấp giống, tư vấn kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm, tôi rất yên tâm, thời gian tới tôi dự tính mở rộng thêm quy mô để nâng cao thu nhập cho gia đình…", anh Phương phấn khởi nói.

 


Được biết, sản phẩm nấm sò Đại Hiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú Quý đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2019.

https://danviet.vn/quang-nam-u40-xu-trong-nam-so-thu-tien-rung-rinh-quanh-nam-20200511202118358.htm

Theo Trần Hậu - Trương Hồng  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.