Quảng bá nghệ thuật thư pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong không gian quán cà phê Nhật (49 Trần Quang Khải, TP. Pleiku), Câu lạc bộ (CLB) Thư pháp chữ Việt Gia Lai vừa tổ chức trưng bày, triển lãm và tặng chữ miễn phí cho những ai mê môn nghệ thuật này. Đây là cách để CLB đưa nghệ thuật thư pháp đến gần hơn với công chúng.
Chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng buổi trưng bày và viết tặng chữ miễn phí của CLB Thư pháp chữ Việt Gia Lai đã thu hút hàng trăm lượt người. Các bức thư pháp đẹp mắt với những câu thơ hay, những châm ngôn ý nghĩa được viết trên giấy xuyến chỉ, mành tre, giấy mỹ thuật nhiều màu sắc khiến cho không gian của buổi trưng bày thêm rực rỡ, bắt mắt. Các “ông đồ” nắn nót từng nét chữ lúc mượt mà, uyển chuyển, lúc quyết đoán, mạnh mẽ, thu hút sự theo dõi chăm chú của người xem.
 Không gian đậm chất nghệ thuật của CLB thư pháp chữ Việt Gia Lai tại buổi trưng bày. Ảnh: P.V
Không gian đậm chất nghệ thuật của CLB thư pháp chữ Việt Gia Lai tại buổi trưng bày. Ảnh: P.V
Anh Trần Ngọc Dũng-Phó Chủ nhiệm CLB Thư pháp chữ Việt Gia Lai-cho biết: “CLB thành lập đã hơn 4 năm với 15 thành viên. Tuy nhiên, do công việc khác nhau nên các thành viên rất ít có cơ hội gặp gỡ hay cùng tổ chức các chương trình. Nhân dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, chúng tôi tổ chức trưng bày và tặng chữ mọi người với hy vọng đem nghệ thuật thư pháp đến với nhiều người hơn”.
Xin chữ là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt. Qua từng con chữ, người xin thể hiện tâm tình, sự chiêm nghiệm cũng như nhắc nhở, răn dạy chính mình trong cuộc sống. Những chữ như “phúc”, “lộc”, “thọ”, “tâm”, “thành”, “an”, “mẹ”, “cha”… được người tham quan nhờ viết nhiều hơn cả. Ngoài ra, khách còn được tặng một câu thư pháp ngẫu nhiên bốc trong bộ bài “lá duyên”. “Phía sau mỗi “lá duyên” là một câu châm ngôn hay, tựa như bộ bói Kiều. Mỗi vị khách bốc những lá khác nhau và chúng tôi sẽ viết câu nói ấy lại bằng thư pháp, tặng cho khách làm kỷ niệm”-anh Dũng-chia sẻ.
Nghệ thuật thư pháp bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Phố núi khoảng chục năm nay. Không chỉ những người lớn tuổi mà ngay cả các bạn trẻ cũng bày tỏ sự thích thú trước môn nghệ thuật này. Đến tham quan từ rất sớm và nán lại cho đến khi kết thúc, bạn Nguyễn Tú Vi (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) cho hay: “Mình  thích nhìn các “ông đồ” đưa từng nét cọ mềm mại, lướt trên mặt giấy làm thành những con chữ bay bổng, hài hòa, đẹp mắt. Là sinh viên năm 4 nên mình xin chữ “thành công” với mong muốn mọi việc trong tương lai sẽ thuận lợi. Tết đang đến gần nên mình cũng muốn dùng bức thư pháp này để trang trí cho không gian sống của gia đình”. Trong khi đó, anh Nguyễn Trung Hậu (phường Đống Đa, TP. Pleiku) cũng rất tâm đắc với bức thư pháp được tặng: “Quanh ta bão tố phong ba/Ở nơi tâm bão mới là bình yên”. Anh nhận xét: “Hoạt động trưng bày và viết tặng thư pháp của CLB rất ý nghĩa và giàu tính nhân văn, hướng con người đến với chân-thiện-mỹ bằng những nét chữ đẹp, các câu nói hay, giàu triết lý”.
Kết thúc buổi trưng bày, cùng với hơn 150 bức thư pháp tặng miễn phí, CLB cũng bán được nhiều bức thư pháp đẹp. Nhưng trên hết là sự lan tỏa tình yêu, niềm say mê đối với thư pháp. “Từ giờ đến Tết, CLB sẽ tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, lễ hội để giới thiệu cho nhiều người cùng biết và yêu thích môn nghệ thuật truyền thống này”-anh Dũng tâm sự.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).