Quân đoàn 3: Ươm mầm những "hạt giống đỏ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ nỗ lực tự rèn luyện của bản thân cộng với sự quan tâm giáo dục, giúp đỡ của chỉ huy các cấp, qua quá trình công tác, nhiều chiến sĩ người dân tộc thiểu số ở Quân đoàn 3 đã trưởng thành, trở thành những “hạt giống đỏ” của đơn vị.

Những “hạt giống đỏ”

Cách đây hơn nửa tháng, tôi gặp Binh nhất Nông Ngọc Trung (dân tộc Tày,  nhà ở xã Cư Mgar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đak Lak) tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quân đoàn 3 lần thứ IX. Trung hiện là chiến sĩ thuộc Trung đội Thông tin, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, Sư đoàn 10. Tại đại hội, Trung  vinh dự được bầu là một trong 11 đại biểu đại diện cho tuổi trẻ Quân đoàn tham gia Đại hội Đoàn toàn quân sắp tới.

 

Các chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong giờ giải lao. Ảnh: V.H
Các chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong giờ giải lao. Ảnh: V.H

Càng tự hào hơn khi anh là chiến sĩ duy nhất trong số 11 đại biểu này. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với những nỗ lực rèn luyện không ngừng của Trung từ khi nhập ngũ. Trung cho biết, trước đó, anh đã tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính-Kế toán (Trường Đại học Tây Nguyên). “Môi trường quân ngũ đã giúp tôi thêm nghiêm túc, tự lập trong công việc, một khi đề ra việc gì phải thực hiện cho bằng được. Tôi luôn cố gắng đóng góp hết sức mình cho đơn vị. Nếu không được ở lại công tác lâu dài trong quân đội thì những gì tiếp thu được trong môi trường này cũng sẽ giúp  tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống”-Trung tâm sự.

Xác định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là vinh dự, trách nhiệm nên khi đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, Kpă Lơng (dân tộc Jrai, nhà ở xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa) đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Từ khi về công tác tại Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Bộ Tham mưu, Lơng luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đại úy Trần Văn Đông-Chính trị viên Tiểu đoàn 7, cho biết: “Kpă Lơng là một chiến sĩ mẫu mực về phẩm chất, lối sống, luôn cố gắng trong công việc. Đơn vị đang xem xét, đề nghị kết nạp Đảng cho đồng chí trong thời gian tới”.

Binh nhất Đinh Văn Kích (dân tộc Hrê, nhà ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) hiện là chiến sĩ Trung đội 3, Đại đội 20, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Anh nhập ngũ sau khi đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Đông Du Đà Nẵng. Khi đơn vị thi công nhà nấm phục vụ sinh hoạt của bộ đội, Kích đã có nhiều ý kiến đóng góp cho chỉ huy về phần thiết kế, chuẩn bị vật liệu, thi công và bảo quản công trình. Ngoài ra, anh còn hăng hái đi đầu trong các hoạt động của đơn vị; tích cực học tập, rèn luyện để ngày càng tiến bộ. Năm 2017, anh là một trong 19 chiến sĩ tiêu biểu của Sư đoàn 320 được kết nạp Đảng.

Nỗ lực tạo nguồn phát triển

Là đơn vị đóng quân tại các tỉnh Tây Nguyên nên số quân nhân người dân tộc thiểu số nhập ngũ hàng năm của Quân đoàn 3 luôn chiếm 25-32%. Những năm qua, nhiều cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp là người dân tộc thiểu số trong đơn vị đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Cùng với đó, khi tiến hành công tác dân vận, đội ngũ này thực sự trở thành những người tiên phong bởi am hiểu phong tục tập quán cũng như tiếng nói của người địa phương. Xác định rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ người dân tộc thiểu số, Quân đoàn 3 đã có nhiều chủ trương, biện pháp làm tốt công tác huấn luyện, bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển với đối tượng này.

Thiếu tướng Lê Quang Xuân-Chính ủy Quân đoàn 3, chia sẻ: “Đứng chân trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ người dân tộc thiểu số. Chính vì thế, chúng tôi đã có những chủ trương, biện pháp nhằm giáo dục, giúp đỡ, đào tạo để đội ngũ này trưởng thành trong các đơn vị. Hiệu quả của việc làm ấy không chỉ giúp chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị được nâng lên, mà đội ngũ này khi xuất ngũ sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ  năng cũng như kinh nghiệm trong quân ngũ để tham gia công tác xây dựng chính quyền tại địa phương, qua đó, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh”.

 

Từ năm 2012 đến nay, Quân đoàn 3 đã kết nạp Đoàn được 4.197 đồng chí, kết nạp Đảng 285 đồng chí, cử đi học các lớp tiểu (khẩu) đội trưởng, nhân viên chuyên môn và sĩ quan dự bị 2.644 đồng chí là quân nhân người dân tộc thiểu số.

Đánh giá về chất lượng những chiến sĩ người dân tộc thiểu số sau khi xuất ngũ về địa phương, đồng chí Y Đức Thành-Phó Bí thư Huyện ủy Đak Đoa, cho biết: “Chúng tôi đã đến nhiều đơn vị trong Quân đoàn 3 và gặp nhiều cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc thiểu số. Có thể nhận thấy, môi trường quân đội đã giúp họ chuyển biến nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và chuyên môn nghề nghiệp. Những chiến sĩ sau khi xuất ngũ được bố trí công việc ở các cấp chính quyền đã phát huy tốt vai trò và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều người trở thành hạt nhân tích cực trong các phong trào thi đua lao động, sản xuất và bảo vệ an ninh trật tự ở các địa phương”.

Vĩnh Hoàng-Duy Hiển

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.