Quán cà phê gần 50 năm ở trung tâm Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quán là điểm dừng chân để du khách thưởng thức ly cà phê nguyên chất khi có dịp ghé thăm đại ngàn Gia Lai.


Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Pleiku là quán cà phê nổi tiếng xuất hiện từ những năm 1970. Chủ quán hiện tại, cô Kim Hoa (sinh năm 1961) là em gái của người khai mở quán. "Năm 1971, chị tôi mở một quán nước nhỏ rồi phát triển như ngày nay", cô Hoa cho biết.

 

Quán nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Pleiku. Ảnh: Di Vỹ.
Quán nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Pleiku. Ảnh: Di Vỹ.



Giống như các nơi khác, cà phê là thức uống được nhiều người lựa chọn để khởi đầu ngày mới. Theo bà chủ, trước đây quán còn bán thêm các món điểm tâm sáng như bún thang, bún riêu... nhưng sau một thời gian chỉ tập trung bán cà phê.

Quán sử dụng cà phê do chính gia đình trồng và thu hoạch tại Gia Lai. Nhờ vậy, chi phí kinh doanh cũng được giảm, quán chủ động về nguyên liệu và lấy được sự tin tưởng của thực khách về chất lượng và nguồn gốc của cà phê.


 

Cô Kim Hoa năm nay đã ngoài 50 tuổi. Ảnh: Di Vỹ.
Cô Kim Hoa năm nay đã ngoài 50 tuổi. Ảnh: Di Vỹ.



 6h30 sáng, trước cửa quán đã tấp nập người ngồi trên những bộ bàn ghế nhựa. Nhóm người lớn tuổi ngồi nói chuyện, người khác đọc báo trên điện thoại, cạnh đó là một số du khách mới đến phố núi từ TP HCM.

Không gian quán sáng sủa và rộng rãi. Khách có thể chọn ngồi ở mặt tiền, nơi quan sát được phố xá phía trước hoặc ngồi trong nhà yên tĩnh hơn.

Một du khách từ TP HCM chia sẻ, anh lần đầu tiên đến Pleiku và thưởng thức cà phê ở đây. "Vị cà phê rất mạnh, khác với cà phê tôi thường uống ở Sài Gòn. Quán này cũng thoải mái, nhân viên nhiệt tình", người này nói. Còn ông Nguyên, khách quen của quán nhiều năm, cho biết: "Tôi sống ở Pleiku. Sáng nào tôi cũng phải ra đây ngồi uống cà phê rồi mới đi làm", ông nói.


 

Bạn có thể chọn cà phê sữa nếu như không quen vị đắng. Mỗi ly có giá trung bình 25.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Bạn có thể chọn cà phê sữa nếu như không quen vị đắng. Mỗi ly có giá trung bình 25.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.



Di Vỹ (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null