Giáo viên xoay xở mùa dịch - Kỳ 2: Về quê 'lánh nạn'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mùa dịch dã, nhiều giáo viên được nghỉ dạy đã về quê nhà "lánh nạn". Sống chung với cha mẹ, họ tiết kiệm chi phí và có thể tìm được việc làm thích hợp ...
Mai Ly thêu chữ trên túi vải để bán qua mạng cho khách - Ảnh: DIỆU QUÍ
Mai Ly thêu chữ trên túi vải để bán qua mạng cho khách - Ảnh: DIỆU QUÍ
Dù gì cũng là nhà mình
Sau tết, Phan Thị Kim Nguyên - giáo viên một trường mầm non tư thục tại Q.9, TP.HCM - đã vui vẻ tạm biệt ba mẹ, tất tả vào Sài Gòn để gặp lại những cô cậu học trò nhí của mình. 
Theo lịch, trường Nguyên sẽ hoạt động trở lại vào ngày 10-2 khi ăn tết xong, nhưng cô vừa từ Quảng Ngãi vào thì nhận được thông báo nghỉ dạy do dịch bệnh. Cứ thế suốt 2-3 tuần liền khiến cô giáo "không biết đâu mà lần".
Từ khi trường tuyên bố đóng cửa... vô thời hạn, biết mình chính thức rơi vào cảnh nghỉ việc tạm thời không lương nên sau 2 lần về quê vì tưởng chỉ nghỉ thêm tuần nữa, Kim Nguyên ở lại thành phố tìm việc để trả tiền trọ, điện nước, xăng cộ, ăn uống. 
Cô nhận đóng gói sản phẩm, tiếp thị một số sản phẩm cho cửa hàng có nhu cầu, giao hàng cho người bạn bán đồ online.
Tùy việc mà số tiền Nguyên nhận khác nhau, nhưng đang là giai đoạn ai cũng khó khăn nên tiền lương cô nhận được chẳng bao nhiêu. 
"Làm một lúc nhiều việc mệt lắm, cả ngày ngủ chừng 4-5 tiếng. Không phải tôi chưa từng vất vả, nhưng giờ một thân mình làm 2-3 việc ở thành phố nên tủi thân. Có hôm đi làm về đến nhà đã hơn 11h khuya, kiệt sức và chỉ biết khóc...", Nguyên nấc nghẹn.
Gọi điện video thấy con gái ngày càng tiều tụy, xanh xao, cha mẹ Nguyên khuyên con về quê: "Về đi con, dù gì cũng là nhà mình, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo". Tối đó Nguyên khóc, nhưng khóc vì xúc động. Và cô giáo 23 tuổi đã về với gia đình sau 13 tiếng ngồi trên xe khách.
Ở quê nhà, được người bạn thân giới thiệu, Nguyên xin phục vụ cho một quán lẩu gia đình. Mỗi ngày cô làm 8 tiếng, từ 2 giờ chiều với thu nhập 180.000 đồng/ngày. "Các quán ăn ở quê mình đa số đã đóng cửa vì ế ẩm bởi ít ai dám ra đường tụ tập. Chỗ mình làm lượng khách vắng hơn trước nhưng vẫn bán tạm. Giờ tìm việc quá khó, mình cố gắng xoay xở phụ bố mẹ", Nguyên nói.
Hôm nào rảnh rỗi, cô giáo được mẹ dạy nấu các món có dinh dưỡng, để khi vào thành phố biết tự chăm sức khỏe. Có khoảng sân nhỏ phía trước, Nguyên trồng luống rau. "Mùa này ít ra đường, ở nhà tìm những thứ mình thích để làm cho bớt nhớ đi dạy. Nếu còn nghỉ dài hạn, tôi thật lòng không biết mình phải làm gì để kiếm sống" - Nguyên nói.
Kim Nguyên làm phục vụ một quán ăn ở quê để xoay xở mùa dịch - Ảnh: NVCC
Kim Nguyên làm phục vụ một quán ăn ở quê để xoay xở mùa dịch - Ảnh: NVCC
"Dịch bệnh buộc tôi phải biết làm nhiều việc để sống"
Vừa trở về nhà sau buổi làm "gia sư bất đắc dĩ", Trần Thị Mỹ Xuyên (xin đổi tên, quê Nam Định) kể rằng mới làm việc này khoảng tuần nay.
Từ lúc nghỉ dạy trường mầm non ở Gò Vấp. TP.HCM, Xuyên xin đi phụ bán quần áo ở làng đại học Thủ Đức thêm được đồng nào hay đồng nấy. Lương cơ bản không bị ảnh hưởng do dạy công lập, nhưng cô vẫn không chịu được cảnh "ngồi chơi xơi nước".
"Tôi bán hàng ở chợ đêm cách nhà trọ 8km. Đó giờ đâu quen bán hàng nên mỗi lần mời khách cũng hơi mắc cỡ. Mỗi ngày bán từ 5 giờ chiều tới 10 giờ đêm được trả 200.000 đồng, hôm nào đắt thì được thưởng thêm" - Xuyên nói.
Bán được một tháng, Xuyên về quê chăm sóc người mẹ đang bệnh. Ở nhà, cô dạy kèm toán và tiếng Việt cho cậu bé 6 tuổi trong xóm. Là chỗ quen thân với gia đình Mỹ Xuyên, sợ con nghỉ học quên bài nên mẹ bé mời cô giáo sang dạy mỗi tuần 2 buổi với 80.000 đồng/buổi. Nhờ vậy, Xuyên có việc để làm, phụ thuốc thang cho mẹ trong lúc chờ trở lại trường.
Mới trở thành cô giáo chính thức được vài tháng đã phải dừng, Xuyên chùng giọng: "Hụt hẫng lắm, năm đầu đi dạy mà dính ngay dịch bệnh là kỷ niệm khó quên trong đời". Cô cho hay vài người bạn ở trường tư thục đã xin nghỉ hẳn, có người bỏ nghề vì không có lương. "Chưa khi nào tôi thấy nghề giáo lao đao như lúc này!" - Xuyên nói.
Sợ dịch bệnh, những ngày này nếu không có việc cần thiết cô không ra đường. Xuyên kể ở nhà lâu, bí bách, cứ nghĩ linh tinh. Xuyên cảm giác mình còn đi làm mà như thất nghiệp thật sự. Ngoài việc chăm mẹ, Xuyên lên mạng học vài điều thú vị, rảnh rỗi lại ôm cây đàn guitar của ba ra sân nghêu ngao vài bản cho đỡ buồn.
"Tôi đang tính bán hàng online. Bán những cái người ta cần trong mùa này như khẩu trang, nước rửa tay, cách này an toàn nhất. Bên ngoại có nguồn cung cấp hoa quả nên cũng muốn lấy về bán để chi tiêu và thuốc thang cho mẹ. Trong lúc khó khăn, cái gì làm được phải làm, không biết thì học. Dịch bệnh buộc tôi phải biết làm nhiều việc hơn để kiếm sống, đó có phải gọi là trong cái rủi có cái may không nhỉ?", cô giáo cười.
Thử thách bản thân
Ngồi trong căn nhà hướng ra núi đồi Di Linh, Lâm Đồng, Mai Ly kể cô mới về Trường mầm non tư thục Thiên Nga gần cha mẹ. "Tôi muốn gần gia đình nên quyết định về đây dạy. Tôi cũng thích khí hậu ở quê nhà hơn. Dạy ở đâu cũng vậy, nên tôi chọn được ở cạnh săn sóc ba mẹ", Ly tâm sự nguyên nhân về quê không chỉ vì dịch bệnh.
Ở quê, Ly làm quen học trò mới được mấy hôm, chưa kịp nhớ hết tên 25 bé trong lớp đã phải tạm nghỉ khi trường đóng cửa. Nơi Ly làm việc có hỗ trợ lương cho giáo viên 30-50% tùy người.
Ly thông cảm sự khó khăn mà trường đang phải chịu, dù bản thân cũng chẳng khá hơn. "Bây giờ, nhà trường và giáo viên chỉ biết động viên nhau cùng cố gắng. Nhưng tôi nghĩ nếu tiếp tục đóng cửa, nguồn thu từ học phí bị đứt, không còn khả năng hỗ trợ cho giáo viên thì trường khó trụ nổi", Ly bày tỏ.
Nghỉ dạy, Ly về nhà phụ việc gia đình và bán hàng online kiếm sống cùng chút tiền tiết kiệm riêng. Là cô giáo mầm non, Mai Ly rất khéo tay, cô làm hoa voan và sản phẩm thêu tay truyền thống với nhiều mẫu mã đa dạng để bán. 
"Tôi mới bán lại nên chủ yếu là khách quen ủng hộ, chứ khách mới chưa nhiều nên nguồn thu cũng không ổn định. Trung bình mỗi sản phẩm trừ chi phí ra lời được hai, ba chục ngàn đồng".
May mắn hơn một chút so với nhiều đồng nghiệp, Mai Ly ở cùng gia đình nên không phải tốn tiền trọ và ăn uống. Thu nhập bấp bênh, việc này chỉ giúp cô cầm cự thời gian ngắn. "Sắp tới nếu vẫn chưa được đi dạy, buộc lòng tôi phải ra ngoài tìm việc mới thôi, ở nhà trông tới ngày đi dạy khác nào như... hòn vọng phu!", Ly thở dài.
Thấy con gái suốt ngày đan vá, ba mẹ Ly nóng ruột. Trước mặt đấng sinh thành, Ly tỏ ra lạc quan để trấn an gia đình, dù trong lòng như lửa đốt. 
"Mất việc ai cũng buồn, cũng khó khăn, nhưng mình phải cố thôi chị à. Không lạc quan thì cũng phải nghĩ sống sót. Xem như đây là thử thách trong cuộc sống để thúc đẩy mình vượt qua nghịch cảnh. Sau cơn mưa trời lại sáng mà, phải không chị?", cô giáo 24 tuổi gượng cười...
Về quê để tiết kiệm
Mấy lần hồi hộp tưởng được đi dạy lại nhưng phải tiếp tục nghỉ vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, thầy giáo T.Đ.T. dạy văn tại một trường tư thục ở quận Tân Bình, TP.HCM đành phải về quê nhà ở Cai Lậy, Tiền Giang.
"Nhà trường chỉ trả được một phần lương, nhưng ban giám hiệu cũng nói sắp tới chưa biết thế nào vì tình hình có vẻ ngày càng khó khăn hơn", thầy T. nói và kể thêm về quê lúc này cũng không có việc gì làm, dù là lao động tay chân, vì hạn mặn khốc liệt.
Tuy nhiên, thầy giáo trẻ này ở cùng nhà cha mẹ cũng đỡ hơn bám víu thành phố mùa dịch bệnh. Tính chi li, thầy tiết kiệm gần 6 triệu đồng tiền nhà trọ và sinh hoạt xa nhà, dù đó là chi phí đã vô cùng tiết kiệm.
MẠNH DŨNG
So với thầy cô ở thành phố, người dạy ở quê có vẻ tạm ổn hơn nhờ đa số dạy trường công vẫn còn đồng lương. Nhưng nhiều người vẫn phải lăn ra ruộng mùa dịch...
Kỳ tới: Thầy cô xuống ruộng
DIỆU QUÍ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.